Kỹ thuật điều chế siro

Cách điều chế này thường áp dụng cho trường hợp các siro thuốc có dược chất dễ tan trong siro đơn, các dược chất độc cần phải hòa tan trong một dung môi thích hợp sau đó phối hợp với siro đơn, đảm bảo đúng hàm lượng các dược chất. Các giai đoạn tiến hành như sau:

  • Điều chế siro đơn:

    điều chế siro đơn

Siro đơn có thể được điều chế bằng cách hòa tan sacharose trong nước nóng hay hòa tan ở nhiệt độ thường.

  • Công thức siro đơn khi điều chế bằng cách hòa tan nóng: 160g đường, 100g nước. Saccharose được hòa tan trong nước đặt trên nồi cách thủy, nhiệt độ không nên quá 60°c. Lọc nóng siro đơn qua nhiều lớp vải gạc. Kiểm tra tỉ trọng của siro đơn ở 105°c là 1,26 (hoặc ở 20°c là 1,314) tương ứng với nồng độ 64% đường có trong siro đơn.
  • Công thức siro đơn điều chế ớ nhiệt độ thường: 180g đường. 100g nước. Saccharose được đặt trong túi vải nhúng ngập ở bề mặt nước, để yên, quá trình hòa tan tự xảy ra theo cách đối lưu từ trên xuống. Khi đường hòa tan hết mối khuấy đều, thu được siro đơn có nồng độ đường đã cho theo công thức (do không có sự bay hơi dung môi như khi hòa tan nóng). Có thể dùng dụng cụ kiểu bình ngấm kiệt để điều chế siro đơn ở nhiệt độ thường.

Các siro đơn của các loại đường được điều chế tương tự như trên với hàm lượng đường tùy theo công thức (như siro đường sorbitol 70%, glucose 60%…).

  • Chuẩn bị dung dịch dược chất (nếu có):

Trong thành phần siro thuốc nếu có các dược chất độc bảng A hoặc bằng B cần phải dùng một lượng dung môi thích hợp tối thiểu để hòa tan. tạo thành dung dịch dược chất. Các dược chất độc thường có hàm lượng nhỏ, một lượng nhỏ dung dịch các dược chất độc ảnh hưởng không đáng kể đến nồng độ đường trong siro, nhưng đảm bảo các dược chất đã được hòa tan hoàn toàn, trộn đều đồng nhất trong siro thuốc.

Một số dịch chiết dược liệu được cô đặc để thuận tiện khi pha siro thuốc theo cách phối hợp với siro đơn. Thường tỉ lệ phối hợp dịch chiết đậm đặc và siro đơn là 1 : 10.

  • Hòa tan dược chất, phối hợp dung dịch dược chất và siro đơn:

Siro đơn có độ nhớt cao, cần đun nóng để dễ dàng hòa tan các dược chất. Việc hòa tan các dược chất vào siro đơn có ưu điểm không làm giảm tỉ lệ đường và nước có trong siro thuốc.

Các dung dịch thuốc được điều chế với dung môi nước hoặc thân nước (như ethanol. glycerin, propylen glycol…) dễ dàng phối hợp trộn đều đồng nhất với siro đơn.

Các chất phụ khác có trong thành phần được hòa tan vào dung dịch thuốc hoặc siro đơn một cách hợp lý tùy theo vai trò của chất phụ và tính chất của dược chất.

  • Hoàn chỉnh thành phẩm:

Siro thuốc được lọc trong (lọc nóng), kiểm nghiệm phải đạt các chỉ tiêu đề ra trước khi đóng gói thành phẩm.

  • Điều chế siro thuốc bằng cách hòa tan đường vào dung dịch dược chất

    siro quất

Cách điều chế này thường được áp dụng để điều chế phần lớn các siro thuốc do thuận lợi cho việc pha chế các dung dịch dược chất, cũng như hòa tan các chất phụ, các loại đường khác nhau có trong công thức.

Các giai đoạn tiến hành như sau:

  • Chuẩn bị dung dịch dược chất:

Dung dịch các dược chất có thể được pha chế bằng phương pháp hòa tan thông thường hay hòa tan đặc biệt. Các dịch chiết điều chế bằng cách chiết xuất dược liệu, hoặc hòa tan từ cao thuốc. Dung môi chất dẫn là nước thơm được điều chế bằng cách chưng cất, một số chất phụ khác được hòa tan ở giai đoạn này nhằm ổn định dung dịch thuốc hoặc tăng độ tan của dược chất.

  • Hòa tan đường vào dung dịch dược chất:

Đường có thể được hòa tan nóng hoặc ở nhiệt độ thường vào dung dịch dược chất, như đã nêu khi điều chế siro đơn.

Cách hòa tan nóng có ưu điểm là nhanh và dễ lọc siro thuốc, nhưng không áp dụng được khi dược chất dễ phân hủy bởi nhiệt. Siro thuốc điều chế nóng thường đậm màu hơn do hiện tượng caramen hóa. có đường khử do thủy phân saccharose.

  • Đưa nồng độ đường đến giới hạn quy định:

Nồng độ đường trong siro có thể được xác định bằng cách đo tỉ trọng hoặc đo nhiệt độ sôi, do có tương quan giữa nồng độ – tỉ trọng, nồng độ – nhiệt độ sôi (bảng 2.4 & bảng 2.5).

Bảng 2.4. Tỉ trọng của siro đơn và nồng độ đường ở 15°c

Nồng độ Đường (%) Tỷ trọng Siro
65 1,3207
i 64 1,3146
60 1,2906
! 55 1,2614

 

 

 

Bảng 2.5. Mối quan hệ giữa nồng độ đường và nhiệt độ sôi của dung dịch đường

saccharose trong nước

Nồng độ Đường (%) Nhiệt độ sôi (°C)
ị 10 100
20 100,6
30 103,6
í 64-65 105
ị 80 112

Cách đo nhiệt độ sôi để xác định nồng độ đường mắc sai số lớn do nhiệt độ sôi thay đổi không nhiều khi thay đổi nồng độ. Dùng tỉ trọng kế hoặc dùng cách một thể tích xác định siro có thể đo được tỉ trọng của siro. Ví dụ: 1 lít siro đơn saccharose có nồng độ 64% ở 20°c phải có khối lượng 1,314 kg.

Loại phù kê chia độ theo Baume, có tương quan với tỉ trọng như trong bảng 2.6:

Bảng 2.6. Tương quan giữa độ Baume và tỉ trọng

Độ Baume Tỉ trọng Độ Baume Tỷ trọng
28 1,2407 34,5 1.3100
29 1,2515 35 1,3202
30 1,2624 36 1,3324
31 1,2736 37 1,3448
32 1,2849 38 1.3574
33 1,2964 39 1.3703
34 1,3020 40 1,3834

Cách tính lượng nước cần thêm vào siro có nồng độ cao quá quy định như sau (tính ra gam):

x ad2(d, -d) d,(d-d2)

Trong đó:

X: Lượng nước cần thêm (g) a : Lượng siro cần pha loãng (g)

d2 : Tỉ trọng nước = 1; (nếu dùng siro có nồng độ thấp có tỉ trọng d2 thay cho nước, khi đó X là lượng siro nồng độ thấp cần lấy để thêm vào siro nồng độ cao).

dj : Tỉ trọng của siro cần pha loãng, d : Tỉ trọng quy định của siro cần đạt được.

Khi dùng phù kế Baume, lượng nước cần dùng để pha loãng siro đến nồng độ quy định được tính theo công thức :

x = 0,033 a.D

Trong đó : X : lượng nước cần dùng để pha loãng a : Lượng siro (g)

b : Số độ Baume đo được của siro cần pha loãng vượt quá 35° Baume • Làm trong siro:

Siro thuốc cần được lọc nóng qua nhiều lớp vải gạc, vải dạ, loại giấy lọc đặc biệt dày và xốp, có lỗ lọc lớn có thể được dùng để lọc siro thuốc.

Nếu đi từ dịch quả, dịch chiết dược liệu, việc làm trong có thể phức tạp hơn do các chất kết tủa dạng các hạt keo. về nguyên tắc các dung dịch dược chất cần được lọc trong trước khi hòa tan đường. Nếu dùng cách đun nóng không làm đông vón các  keo có thể áp dụng các biện pháp làm trong như sau:

  • Dùng bột giấy lọc: lg bột giấy nghiền thành bột nhão trong cối sứ với một ít nước nóng, đổ vào 1000 g siro đang nóng, đun sôi vài phút. Sau đó lọc qua vải. Cách này có ưu điểm không đưa tạp chất lạ vào siro thuốc.
  • Dùng lòng trắng trứng: một lòng trắng trứng dùng cho 10 lít siro. Hòa tan lòng trắng trứng trong siro, khấy trộn, albumin lòng trắng trứng sẽ kết tủa lôi cuốn các tiểu phân nhỏ lơ lửng khó lọc trong siro. Hớt bỏ kết tủa, lọc siro qua vải. Cách này có nhược điểm đưa một số protein phân tử nhỏ tan được vào trong siro
  •                                                                      siro Laroxen
Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*