Lựa chọn phương pháp tạo hạt ướt để điều chế viên nén

Là phương pháp thông dụng nhất hiện nay do có nhiều ưu điểm như: Dễ đảm bảo độ bền cơ học của viên, dược chất dễ phân phối vào từng viên (do đó dễ đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng viên và về hàm lượng dược chất). Quy trình và thiết bị đơn giản, dễ thực hiện.

thuốc viên nén

Tuy nhiên, phương pháp tạo hạt ướt cũng có những nhược điểm như: Chịu tác động của ẩm và nhiệt (khi sấy hạt), có thể làm giảm độ ổn định của dược chất. Quy trình kéo dài trải qua nhiều công đoạn, tốn mặt bằng và thời gian sản xuất (nếu là xát hạt qua rây). Khi dập viên bằng phương pháp tạo hạt ướt, để đảm bảo chất lượng của viên nén, cần thực hiện tốt việc kiểm soát quá trình sản xuất (in-process control): Để ra đúng yêu cầu chất lượng và các thông số kỹ thuật cần đánh giá cho từng công đoạn:

Viên nén thường là hỗn hợp của nhiều bột đơn. KTTP bột ảnh hưởng đến độ trơn chảy, đến tỷ trọng biểu kiến, đến khả năng chịu nén, đến mức độ trộn đều của khối bột. Với dược chất ít tan, KTTP còn ảnh hưởng trực tiếp đến SKD của viên. Do đó trước khi trộn bột kép cần chú ý đến việc phân chia nguyên liệu đến mức độ quy định. Khi trộn bột kép cần áp dụng kỹ thuật trộn đồng lượng để đảm bảo dược chất được phân phối đồng đều trong viên, đặc biệt với các viên nén chứa hàm lượng dược chất thấp. Khi lượng dược chất trong viên nhỏ có thể người ta không trộn bột kép mà hòa dược chất vào tá dược dính lỏng để xát hạt (nếu dược chất tan được) hoặc bao từng lớp lên hạt trước khi dập viên.

Thời gian trộn bột kép ảnh hưởng đến độ đồng nhất của khối bột. do đó ảnh hưởng đến SKD của viên. Vì vậy cần được nghiên cứu xác định cụ thể cho từng công thức dập viên. Có trường hợp thời gian trộn kéo dài quá, dược chất lại có xu hướng tách lớp.

Loại máy nghiền trộn và lực trộn có ảnh hưởng đến tính chất của viên nén về sau. Thí dụ: Nghiên mạnh có thể làm chuyển dạng kết tinh và thay đối độ tan của cafein. mebendazol….

  • Tạo hạt:

Mục đích của việc tạo hạt là tránh hiện tượng phân lớp của khối bột trong quá trình dập viên, cải thiện độ chảy của bột dập viên, tăng cường khả năng liên kết của bột làm cho viên dễ đảm bảo độ chắc và giảm hiện tượng dính cối chày khi dập viên.

Để dễ dập viên, hạt phải dễ chảy và chịu nén tốt. Muốn vậy, hạt phải đáp ứng một.sô yêu cầu sau:

  • Có hình dạng thích hợp: Tốt nhất là hình cầu. Hạt hình cầu có ma sát nhỏ, dễ chảy, khi nén dễ liên kết thành viên.
  • Có kích thước thích hợp: Kích thước hạt ảnh hưởng đến độ trơn chảy và tỷ trọng hạt. Hạt có kích thước phân bố đều đặn thì dễ chảy và do đó dễ đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng viên. Thông thường kích thước hạt thay đổi từ 0,5 – 2mm theo đường kính viên (viên càng bé thì nên xát hạt càng nhỏ và ngược lại).

Tạo hạt ướt có thể thực hiện bằng cách xát hạt qua rây hoặc bằng thiết bị tầng sôi.

tạo viên

Xát hạt qua rây được thực hiện qua các bước sau:

  • Tạo khối ẩm: Thêm tá dược dính lỏng vào khối bột, trộn cho đến lúc tá dược thấm đều vào khối bột, tạo ra sự liên kết các tiểu phân bột vừa đủ để tạo hạt. Để tá dược dễ thấm vào khối bột, nên dùng tá dược nóng, nhất là với những tá dược có độ nhớt cao như dịch thể gelatin, hồ tinh bột. Lượng tá dược và thời gian trộn quyết định đến khả năng liên kết của hạt. Thông thường phải qua thực nghiệm để xác định các thông số cụ thể cho từng công thức.
  • Xát hạt: Khôi ẩm sau khi trộn đều, để ổn định trong một khoảng thời gian nhất định rồi xát qua cỡ rây quy định. Kiểu rây xát hạt và cách xát ảnh hưởng đến hình dạng và mức độ liên kết của hạt. Nếu khối ẩm quá âm mà lực xát hạt lại lớn thì khi xát dễ tạo thành các sợi dài. Để thu được hạt có hình dạng gần với hình cầu, tốt nhất là xát hạt qua rây đục lỗ với lực xát hạt vừa phải.

Với dược chất khó tạo hạt hoặc hạt có màu. có thể xát hạt hai lần để thu được hạt đạt yêu cầu và có màu sắc đồng nhất.

  • Sấy hạt: Hạt sau khi xát, tán thành lớp mỏng và sấy ở nhiệt độ quy định. Trước khi sấy, có thể để thoáng gió cho hạt se mặt, sau đó đưa vào buồng sấy và nâng nhiệt độ từ từ cho hạt dễ khô đều. Trong quá trình sấy, thỉnh*thoảng đảo hạt, tách các cục vón và kiểm tra nhiệt độ sấy.

Hạt thường được sấy cho đến độ ẩm từ 1 – 7% tùy từng loại dược chất. Độ ẩm hạt ảnh hưởng đến độ trơn chảy của hạt và mức độ liên kết tiêu phản khi dập viên, còn nhiệt độ sấy hạt ảnh hưởng đến độ ổn định hóa học của dược chất.

– Sửa hạt: Hạt sau khi sấy xong, phải xát lại nhẹ nhàng qua cỡ rây quy định để phá vỡ các cục vón, tạo ra được khối hạt có kích thước đồng nhất hơn.

Để hạn chế tác động của ẩm và nhiệt, tiết kiệm mặt bằng sản xuất, hiện nay trong sản xuất công nghiệp, người ta thường tạo hạt bằng thiết bị tầng sôi

Nguyên tắc hoạt động của thiết bị tạo hạt tầng sôi (Fluidized – bed granulator) là: Hỗn hợp bột được “treo” lơ lửng trong dòng không khí nóng nhờ áp suất khí. Người ta phun tá dược dính lỏng thành giọt nhỏ vào bột.

Các tiểu phân bột đã thấm ẩm sẽ dính với nhau tạo thành hạt. Hạt được sấy khô và lấy khỏi máy. Hạt thu được theo phương pháp này có hình dạng gần với hình cầu, trơn chảy tốt hơn hạt xát qua rây. Tuy nhiên, nhược điểm của tạo hạt tầng sôi là dược chất khó phân tán đều trong hạt và phiền phức khi phải vệ sinh máy.

    Dập viên:

Hạt sau khi sấy đến độ ẩm quy định, đưa trộn thêm tá dược trơn, tá dược rã ngoài rồi dập thành viên. Có nhiều loại máy dập viên khác nhau hoạt động theo nguyên tắc: Nén hỗn hợp bột hoặc hạt giữa hai chày trong một cối (buồng nén) cố định.

dập viên

Trong nghiên cứu và sản xuất nhỏ, người ta dùng máy dập viên tâm sai.

Chu kỳ dập viên trong máy tâm sai có thể chia thành 3 bước

  • Nạp nguyên liệu: Khi nạp nguyên liệu, dung tích buồng nén phải ở mức lớn nhất. Do đó, chày dưới phải ở vị trí thấp nhất, chày trên phải ở vị trí cao nhất phù hợp với dung tích buồng nén đã chọn. Phễu ở vị trí trung tâm và nạp đầy nguyên liệu vào buồng nén.
  • Nén (dập viên):

Phễu dịch xa khỏi trung tâm, chày dưới đứng yên, chày trên tiến dần xuống vị trí thấp nhất để đạt lực nén tôi đa. Các tiểu phân được nén sát lại với nhau hình thành viên nén.

Nạp nguyên liệu
Giải nén
  • Giải nén (đẩy viên ra khỏi cối): Sau khi nén xong, chày trên giải nén tiến về vị trí trước khi nén. Đồng thời chày dưới tiến dần lên vị trí cao nhất (ngang với mặt bằng cối) để đẩy viên ra khỏi cối. Phễu tiến về vị trí trung tâm để gạt viên ra khỏi mâm máy và tiếp tục nạp nguyên liệu cho chu kỳ sau.

 

Khi chưa nén, các tiểu phân xếp xa nhau, giữa chúng là các khoảng trống chứa đầy không khí. Dưới tác động của lực nén, các tiểu phân dịch lại gần nhau, khoảng trống liên tiểu phân thu hẹp. không khí thoát ra ngoài.

Khi nén đến một lực nén tới hạn, các tiêu phân xếp xít nhau đến một mức độ nhất định và giữa chúng sinh ra lực liên kết như: Lực hút Van der Wall, lực liên kết hóa trị, liên kết hydro,… Lực liên kết này giúp cho viên nén hình thành. Khoảng trống liên tiểu phân biến thành các vi mao quản, giúp cho việc kéo nước vào lòng viên làm cho viên rã ra khi dùng.

Khi giải nén, các tiêu phân sinh ra phản lực đàn hồi. Với tiểu phân biến dạng dẻo, phản lực đàn hồi nhỏ hơn lực liên kết và viên vẫn giữ được độ bền cơ học sau khi nén. Với tiểu phân biến dạng đàn hồi, phản lực đàn hồi lớn có thể phá vỡ từng phần cấu trúc của viên. Lớp tiểu phân ở bề mặt viên bị nén nhiều nhất, khi giải nén sẽ có phản lực đàn hồi lớn nhất, làm cho viên dễ bị bong mặt.

Khi dập viên, nếu lực nén lớn quá có thể làm cho tiểu phân bị biến dạng, gây vỡ ảnh hưởng đến độ tan và tốc độ hòa tan ban đầu của dược chất, do đó mà ảnh hưởng đến SKD của viên. Hơn nữa, hiện tượng quá nén sẽ làm giảm hệ thống vi mao quản trong viên, làm cho viên khó rã giải phóng dược chất. Vì vậy, khi dập viên cần xác định lực nén tối ưu cho từng loại dược chất và từng công thức dập viên.

Trong quá trình dập viên, lực nén phân bố không đồng đều trong lòng viên nén (Hình 10.4). Việc phân bố này phụ thuộc nhiều vào tá dược trơn và kiểu máy dập viên.

Trong sản xuất lớn, người ta dùng máy quay tròn nhiều chày đẽ dập viên, ở máy quay tròn viên được nén từ từ nhiều lần, lực nén được phân bố trong lòng viên đồng đều hơn ở máy tâm sai, do đó viên ít bị bong mặt, sứt cạnh hơn.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*