Lựa chọn chất đẩy, bình chứa, van, đầu phun

Trước năm 1978 các dẫn chất íluorcarbon với đặc tính trơ về hóa học, gần như không độc hại, không bắt lửa được coi là chất đẩy lý tưởng dùng cho hầu hết các thuốc phun mù.

Thuốc phun mù họng

Do có tác hại phá hủy tầng ozon khí quyển nên ngày nay Ouorcarbon chỉ được giới hạn dùng cho thuốc phun mù có yêu cầu chất lượng đặc biệt cao như để xông hít, dùng cho miệng, mũi, chứa các chất kháng sinh, chất sát khuẩn… Các íluorcarbon được đề nghị thay bằng các hydrocarbon, các khí nén N2, C02, các hệ bơm đẩy cơ học cũng như máy nén khí tạo áp suất cao.

Các hydrocarbon thích hợp dùng cho thuốc phun mù thành phần có nước. Các khí nén có một số nhược điểm như đã nêu ở trên, tạo hệ phân tán tiểu phân thô đại nên thường dùng cho thuốc phun mù tại chỗ.

Một số nguyên tắc chọn chất đẩy và hỗn hợp của chúng như đã nêu trong các phần trên để đảm bảo tỉ trọng, áp suất hơi và hạn chế khả năng cháy nổ.

Tùy từng yêu cầu của từng chế phẩm mà lựa chọn vật liệu, cấu tạo, kích thước lỗ van…

Nút bấm nắp phun tùy theo đường dùng, nơi dùng thuốc mà chọn cấu tạo thích hợp về kích cỡ và hình dáng.Bình chứa thủy tinh an toàn ở áp suất trong bình thuốc nhỏ hơn 2,7atm và lượng chất đẩy nhỏ hơn 15%, ở áp suất cao hơn 3,24 atm cần được phủ 2 lớp chất dẻo. Bình thép mạ thiếc được dùng rộng rãi cho thuốc phun mù, an toàn với hệ thuốc có ethanol.

Đầu phun của thuốc phun mù

Vật liệu để tạo màng phủ bảo vệ bình chứa thường dùng là nhựa vinyl hoặc epoxy. Nhựa vinyl tạo màng bền về cơ học nhưng lại kém chịu sức nóng của khí nén và nhiệt khi tiệt khuẩn. Nhựa epoxy có ưu điểm chịu nhiệt tốt được dùng khi có ảnh hưởng của nhiệt.

 

Loại bình chứa Áp suất tối đa (atm) Nhiệt độ (°C)
Thép mạ thiếc – Loại dập ở áp suất thấp < 10,5 48,9
– Loại ký hiệu 2P 10,5 – 11,8 48,9
– Loại ký hiệu 2Q 11,8- 13,2 48,9
Thủy tinh không bao màng <2,2 21,1
Thủy tinh có bao màng <2,7 21,1
Nhôm < 10,5 48,9
Chất dẻo <2,7 21,1
Thép không gỉ < 13,2 48,9

 

Bình nhôm an toàn khi đựng hệ thuốc chứa dung môi không phân cực. Cần chú ý khi đựng thuốc có ethanol và các dung môi phân cực, ethanol khan nước ăn mòn nhôm rất mạnh theo phản ứng:

6A1 + 6C2H5OH (khan nước) -» 3H2 + 2(C2H50)3A1

Hydrogen giải phóng ra từ từ làm tăng áp suất trong bình, cùng với việc hòa tan nhôm có thể làm nứt vào bình chứa. Có thể ngăn cản phản ứng xảy ra bằng cách thêm nước vào thành phần thuốc chứa trong bình. Tỉ lệ nước 2 – 3% có thể ức chế phản ứng trên. Nói chung cần kiểm tra kỹ sự ăn mòn bình nhôm và cho thêm các chất ức chế.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*