- Khi trộn tế bào máu với dung dịch natri clorid 0,9%, sau một thời gian, quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi, thấy các tế bào máu vẫn giữ nguyên kích thước và hình dạng ban đầu của nó. Người ta nói dung dịch natri clorid 0,9% đẳng trương với máu.
- Khi trộn tế bào máu với dung dịch natri clorid 2%, sau một thời gian, quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi, thấy các tế bào bị co lại, do nước từ trong lòng tế bào đã khuếch tán qua màng tế bào để pha loãng dung dịch muối bao quanh tế bào, nhằm lập lại cân bằng về áp suất thẩm thấu 2 bên màng. Dung dịch natri clorid 2% là dung dịch ưu trương với máu.
- Nếu tế bào máu được phân tán trong dung dịch natri clorid 0,2% hay trong nước cất, người ta thấy các tế bào máu bị phồng lên, thậm chí bị vỡ ra, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa trong và ngoài tế bào máu, nên nước đã khuếch tán từ dung dịch vào trong lòng tế bào máu. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng phá máu (hemolysis) và những dung dịch như vậy được gọi là các dung dịch nhược trương với máu.
Một dung dịch đẳng trương với máu là dung dịch không làm thay đổi hình dạng
thể tích của tế bào máu và có áp suất thẩm thấu (P) và độ hạ băng điểm (At) giống như của máu (P = 7,4 atm và At = – 0,52° C). Các dung dịch đẳng trương khi tiếp xúc với các tế bào của các mô trong cơ thể không làm thay đổi thể tích tế bào và không gây đau hay khó chịu khi tiêm.