-
Contents
Mục đích
Các chất sát khuẩn được thêm vào trong một số công thức thuốc tiêm với một nồng độ thích hợp, nhằm duy trì độ vô khuẩn của thuốc trong quá trình pha chế – sản xuất và trong quá trình sử dụng thuốc.
Phải cho thêm chất sát khuẩn vào các chế phẩm thuốc tiêm đóng đơn liều (lượng thuốc đóng trong một ống hay một lọ vừa đủ cho một lần tiêm) những chế phẩm thuốc tiêm do được pha chế – sản xuất bằng kỹ thuật vô khuẩn, sản phẩm sau khi đóng ông (lọ) không được tiệt khuẩn bằng nhiệt. Chất sát khuẩn có trong thuốc sẽ tiêu diệt các vi sinh vật ngẫu nhiên rơi vào thuốc trong công đoạn đóng ống (lọ) sau khi đã lọc loại khuẩn.
Đối với thuốc tiêm đóng nhiều lần trong một đơn vị đóng gói nhỏ nhất (một lọ thuốc tiêm chứa lượng thuốc đủ cho vài lần tiêm) thì nhất thiết phải có thêm chất sát khuẩn trong thành phần. Chất sát khuẩn có sẵn trong thuốc sẽ diệt ngay các vi sinh vật ngẫu nhiên xâm nhập vào lọ thuốc do thao tác mỗi khi rút thuốc để tiêm, đảm bảo các liều thuốc còn lại trong lọ thuốc luôn vô khuẩn.
Tuyệt đối không được cho chất sát khuẩn vào các thuốc tiêm tĩnh mạch với liều trên 15 ml/ một lần tiêm, thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm vào nhãn cầu, thuốc tiêm vào dịch não tủy.
-
Căn cứ để lựa chọn chất sát khuẩn dùng trong thuốc tiêm
- Có hoạt tính sát khuẩn với nhiều loại vi sinh vật (vi khuẩn, nấm men, nấm mốc) ngay ở nồng độ thấp và có hoạt tính trong một khoảng pH rộng.
- Không gây độc, không gây dị ứng, không phá hồng cầu ở mức nồng độ dùng trong thuốc. Không cản trở tác dụng điều trị của thuốc.
- Tan hoàn toàn trong dung môi pha thuốc tiêm. ổn định về tính chất vật lý và hóa học trong quá trình pha chế, tiệt khuẩn và bảo quản chế phẩm.
- Không tương kỵ với các thành phần khác có trong thuốc tiêm. ít liên kết với các chất có phân tử lượng lớn như chất diện hoạt; nếu có phải tăng nồng độ chất sát khuẩn trong thuốc, để đảm bảo nồng độ chất sát khuẩn ở dạng tự do đủ có tác dụng sát khuẩn.
- Không bị nút cao su hoặc các chất thải ra từ nút cao su hấp phụ, làm giảm nồng độ. giảm hiệu lực sát khuẩn.
Nói chung, khó có một chất sát khuẩn nào có thể thỏa mãn được tất cả các yêu cầu nêu trên, do vậy, phải căn cứ vào thành phần của chế phẩm thuốc tiêm cụ thể mà chọn chất sát khuẩn thích hợp cho thuốc tiêm đó, khi cần có thể dùng phối hợp hai hay nhiều chất sát khuẩn trong cùng một chế phẩm để đảm bảo hiệu quả sát khuẩn trong suốt hạn dùng của thuốc.
-
Các nhóm chất sát khuẩn thường dùng trong thuốc tiêm
-
Phenol và dẫn chất
Phenol (acid phenic, acid carbolic) có tác dụng diệt khuẩn mạnh, tác dụng tốt trong môi trường acid, ít bị cao su hấp thụ, thường dùng trong các thuốc tiêm tạng liệu và vaccin. Nhưng phenol có nhược điểm là tương kỵ với các muối sắt, dễ bay hơi qua nút cao su và bị oxy hóa dưới tác động của ánh sáng.
Clorocresol tan được cả trong nước và trong dầu, bị cao su hấp phụ. Clorocresol còn dùng làm chất sát khuẩn cho thuốc nhỏ mắt.
-
Các alcol
Clorobutanol (clobutol) là một chất rắn kết tinh, thăng hoa ỏ nhiệt độ phòng, tan được trong nước và trong dầu, bị cao su hấp phụ. Hoạt tính sát khuẩn kém khi dùng cho thuốc tiêm có pH > 5 và không bền vững ở pH > 6.
Alcol bemylic là chất lỏng sánh như dầu, tan trong nước và trong dầu. Ngoài tác dụng sát khuẩn, alcol benzylic còn có tác dụng gây tê nên có tác dụng giảm đau tại chỗ tiêm. Thường dùng cho thuốc tiêm dầu vitamin A, D, E. Bay hơi được qua nút cao su.
-
Các dẫn chất thủy ngân hữu cơ
Các dẫn chất thủy ngân hữu cơ được chia thành hai loại: cation và anion.
Loại cation thường dùng có phenyl thủy ngân acetat, phenyl thủy ngân borat và phenyl nitrat đều ít tan trong nước, tác dụng tốt trong dung dịch thuốc tiêm có pH > 6. Các muối phenyl thủy ngân tương kỵ với halogen, muối nhôm, làm giảm tác dụng của các acid amin, gây phá huyết, vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng.
Loại anion hay dùng là thiomerosal (thiomersal, merthiolat), tan tốt trong nước, ít gây phá huyết, không bền dưới tác dụng của ánh sáng, tương kỵ với các muối kim loại nặng, muối alcaloid, tác dụng tốt khi thuốc tiêm có pH > 7.
-
Dẫn chất amoni bậc 4
Thường dùng benzalkonium clorid, là một chất sát khuẩn có tính diện hoạt, nên ngoài tác dụng sát khuẩn nó còn có tác dụng làm tăng độ tan của dược chất ít tan và làm tăng khả năng thấm dược chất qua màng tế bào, xong có nhược điểm là gây phá huyết và tương kỵ với một số anion, bị màng lọc hấp phụ.
-
Các ester của acid parahydroxybemoỉc (các paraben)
Thường dùng nipagin và nipasol. Tác dụng chủ yếu của các paraben là chống nấm, dùng phối hợp đồng thời hai chất sẽ có tác dụng tốt hơn.
Nồng độ thường dùng của một số chất sát khuẩn trong thuốc tiêm được ghi ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Nồng độ một số chất sát khuẩn hay dùng trong thuốc tiêm
|