Đánh giá dược liệu bằng phương pháp hóa học, vật lý , xác định độ ẩm và định lượng tro

Contents

1.Phương pháp hóa học

Phần lớn các dược liệu đều có thành phần hoạt chất xác định. Các hoạt chất này có thể cho các phản ứng màu đặc trưng,người ta dựa vào đó để định tính và định lượng Ví dụ các anthranoid thì dựa vào phản ứng Borntraeger, các glycosid tim thì dựa vào các phản ứng của các dẫn chất nitro thơm. Đối với alcaloid thì dựa vào tính kiểm định lượng bằng phương pháp acid – kiềm. Đôi khi người ta lại dựa vào thành phần hóa học không phải là hoạt chất nhưng lại đặc trưng cho dược liệu đó để đánh giá. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể trong các chương về sau.

thành phần hóa học

2.Phương pháp vật lí

Trong nhiều trường hợp có thể phát hiện bị pha lẫn hay giả mạo bằng cách soi mặt cắt dược liệu hay bột dược liệu dưới ánh đèn phân tích tử ngoại. Có khi trước khi soi người ta nhỉ thêm trên bột dược liệu một vài loại thuốc thử ( kiềm, acid…). Một số cao dược liệu cũng cho màu sắc khác nhau, các hoạt chất cũng vậy, ví dụ aconitin( lơ sáng), berberin ( vàng ), emetin ( đỏ cam ). Quinin cho màu xanh lơ trong dung dịch oxy acid ngay dưới ánh sáng thường và rất rõ dưới ánh đèn tử ngoại.

Việc ứng dụng các hằng số vật lí đánh giá thường hay tiến hành đối với tinh dầu, dầu béo về các hoạt chất: Độ hòa tan, tỷ trọng, góc quay cực chỉ số khúc xạ, nhiệt độ năng lượng, nhiệt độ đông đặc.

đánh giá dược liệu phương pháp vật lí

3.Xác định độ ẩm

Dược liệu thường được quy định một số giới hạn độ ẩm nhất định. Ví dụ Dược điển hai tập 3 quy định độ ẩm của lá thanh cao hoa vàng: không quá mười ba phần trăm quá độ ẩm đó thì dược liệu dễ bị mốc, hư hỏng. Song song với việc định lượng hoạt chất cũng cần xác định độ ẩm để quy hàm lượng so với  dược liệu khô tuyệt đối.

máy đo độ ẩm

4.Định lượng tro

– Tro toàn phần: Tro toàn phần là khối lượng cắn còn lại sau khi nung cháy hoàn toàn một dược liệu. Để có thể so sánh được kết quả , cần phải tiến hành trong những điều kiện nhất định. Để tránh các dược liệu hóa đỏ tạo ra than khó đốt cháy, có thể dừng nung rồi làm ẩm bằng nước cất hoặc acid nitric đậm đặc rồi đem nung lại. Sau khi tro không còn màu đen, người ta để nguội trong bình hút ẩm và đem cân.

-Tro không tan trong acid hydrochloric: thêm cho toàn phần 5ml HCL 10%. Đậy chén nung bằng một mặt kính đồng hồ và đun cách thủy trong 10 phút. Trừ trường hợp đặc biệt như mộc tặc, tro biểu thị chủ yếu là cát cấu tạo bởi silic oxyd do dược liệu không làm sạch kĩ.

-Tro sulfat: Tro sulfat là tro còn lại sau khi nhỏ acid sulfat lên dược liệu và đem nung.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.