Contents
1. Định nghĩa môn học
Dược liệu học là môn học nghiên cứu về tác dụng sinh học về tác dụng sinh học và hóa học những nguyên liệu dùng làm thuốc có nguồn gốc thực vật và động vật.
2. Nội dung, mục tiêu môn học
2.1. Nội dung môn học
Môn học tập trung giới thiệu về hệ thống phân loại các nhóm chất, cấu trúc và các phân nhóm dựa theo cấu trúc, các phương pháp kiểm kiệm dược liệu. giới thiệu về các cây thuốc, vị thuốc. môn học gồm hai phần: lí thuyết và thực hành.
2.2. Mục tiêu môn học
Sinh viên cần trình bày được:
– Định nghĩa môn học. Hệ thống phân loại các nhóm chất theo thành phần hóa học.
– Nguồn gốc, thành phần hóa học, kiểm nghiệm, tác dụng và công dụng của một số dược liệu thường dùng.
– Nhận biết và hướng dẫn sử dụng được khoảng 100 dược liệu thường dùng.
– Thực hiện được các thao tác cơ bản trong kiểm nghiệm dược liệu bằng kính hiển vi và bằng phương pháp hóa học.
3. Thu hái, phơi sấy và bảo quản dược liệu
3.1. Thu hái dược liệu
Một dược liệu có chất lượng tốt hay xấu chủ yếu là do hàm lượng hoạt chất chứa trong dược liệu nhiều hay ít. Hoạt chất của dược liệu thay đổi bởi nhiều yếu tố: trồng trọt, thu hái, phơi sấy, bảo quản. Ở đây chúng ta xem xét vấn đề thu hái. Nếu thu hái đúng nguyên tắc thì hàm lượng hoạt chất ta mong muốn có trong dược liệu sẽ đạt được tối đa.
3.2. Phơi, sấy dược liệu
Phơi sấy dược liệu là làm khô dược liệu đạt tới độ thủy phần an toàn, để đảm bảo được chất lượng dược liệu cũng như trong quá trình bảo quản và sử dụng
3.3. Chọn lựa, đóng gói và bảo quản dược liệu.
4. Các phương pháp để đánh giá dược liệu
nghĩa là xác định dược liệu đó có đúng đạt tiêu chuẩn quy định hay không. Khi đánh giá thì dựa vào tiêu chuẩn nhà nước được ghi trong Dược điển hoặc tiêu chuẩn nghành.
Tiêu chuẩn của một dược liệu được quy định như: Đặc điểm bên ngoài, đặc điểm vi học, thành phần hóa học và hàm lượng hoạt chất, tỷ lệ tạp chất, độ trọ, độ ẩm, … Những tiêu chuẩn đó được đề ra là để đảm bảo chất lượng của thuốc và có căn cứ để giao dịch trên thị trường.