Chất gây thấm và gây phân tán

Trong một số trường hợp dược chất đưa vào dạng thuốc tiêm có độ tan rất thấp trong dung môi hoặc do cần làm tăng độ ổn định của dược chất trong chế phẩm hoặc muốn kéo dài thời gian tác dụng của thuốc, người ta bào chế thuốc tiêm hỗn dịch. Thuốc tiêm hỗn dịch là một trong những thuốc tiêm khó cả về thiết kế công thức lẫn kỹ thuật pha chế. Hỗn dịch tiêm pha chế xong phải dễ dàng đóng ống (lọ) với sai số hàm lượng trong từng đơn vị đóng gói phải nằm trong giới hạn cho phép, phải dễ dàng rút thuốc vào bơm tiêm để tiêm, không “đóng bánh”, dễ dàng phân tán đồng nhất trở lại khi lắc lọ thuốc và không gây tắc kim khi tiêm.

Thuốc tiêm hỗn dịch

Hỗn dịch tiêm phải giữ được kích thước tiểu phân dược chất (cỡ <10 pm) ổn định trong quá trình bảo quản chế phẩm.

Để đáp ứng các yêu cầu nêu trên, trong thành phần của một thuốc tiêm hỗn dịch, ngoài các chất điều chỉnh pH, đẳng trương, chất sát khuẩn …. còn có thêm:

Các chất gây thấm: thường dùng là các chất diện hoạt như polysorbat 80, lecitin, đồng polyme polyoxyethylen – polyoxypropylen ceorid, polyoxyethylen sorbitan monolaurat, sorbitan trioleat.

lecitin

Các tác nhân  (làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán) như natri carboxymethylcellulose, povidon, sorbitol, manitol, nhôm monostearat, có tác dụng ngăn cản sự hình thành các tinh thể lớn trong quá trình bảo quản chế phẩm thuốc tiêm hỗn dịch.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*