-
Contents
Cấu trúc, nhiệm vụ và chức năng sinh lý của da:
-
Cấu trúc da:
Người trưởng thành có diện tích da khoảng 2m2, tương ứng với 5% khối lượng toàn cơ thể và tiếp nhận chừng 1/3 lượng máu da là một trong những cơ quan nhạy cảm nhất. Dưới kính hiển vi, da gồm có nhiều lớp, nhưng có thể chia làm 3 lớp chính:
Lớp biểu bì (Epiderma) còn gọi là thượng bì, gồm các lớp nhỏ. Bề dày phụ thuộc vào vị trí trên cơ thể: từ 0,006 đến 0,8 mm lớp này lại bao gồm:
- Màng chất béo bảo vệ: Là sản phẩm tiết của tuyến bã nhờn. Bề dày 0,1 – 0,4 micromet, có cấu tạo không đều, tác dụng giữ cho da trơn và bảo vệ tránh những tác động của môi trường xung quanh. Lớp này hầu như không ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc vì bản chất là chất béo và chứa cholesterol có thể tan trong tá dược thân dầu và nhũ hóa được các chất lỏng phân cực, các dung dịch thuốc nước. Lớp này dễ bị rửa sạch bởi xà phòng và các dung môi hữu cơ.
- Lớp sừng (Stratum comeum) còn gọi là lớp đối kháng hay hàng rào bảo vệ. Lớp này được cấu tạo bởi 20 – 30 lớp tế bào chết. Bên ngoài là lớp tế bào bong lóc, bên trong là lớp sừng liên kết, bền chặt. Ở trạng thái bình thường lớp này chứa 10 – 20% nước, khi hút thêm nước sẽ trương nở và mềm ra.
Bề dày của lớp sừng không giống nhau trên cùng cơ thể. Nơi mỏng nhất khoảng 9 micromet. Chỗ dày nhất như mu bàn chân tới 800 micromet, trung bình từ 20 – 40 micromet.
Lớp sừng được gọi là hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của các chất từ bên ngoài vào da. Khi loại bỏ lớp hàng rào này, mức độ và tốc độ hấp thu sẽ tăng lên đáng kể.
Lớp mỡ dưới dạng sừng lớp biểu bì -Tuyến bã nhờn
Lớp sừng có thể giữ lại một phần dược chất vì vậy người ta lợi dụng điều này chế các chế phẩm bảo vệ da, tác dụng tại chỗ, cũng như các chế phẩm có tác dụng kép (coi lớp sừng như một kho dự trữ và giải phóng thuốc dần dần).
Chẳng hạn như khi nghiên cứu sự hấp thu qua da của íluocinolon acetonid (biệt dược Flucinar, Sinalar), Visker nhận thấy: Sau khi sử dụng thuốc 3 tuần, tác dụng co mạch do thuốc gây ra vẫn còn Nhưng nếu loại bỏ lớp sừng thì cũng không còn hiện tượng co mạch nữa, chứng tỏ íluocinolon acetonid được giữ lại trong một thời gian dài ở trong lớp sừng
Với acid salicylic và carbionaxamin, khi làm thực nghiệm trên chuột cống, người ta cũng thấy chúng tích lũy trong lớp sừng 13 ngày sau khi dùng thuốc qua da. Nếu loại lốp sừng thì lượng thuốc hấp thu qua da của cả hai dược chất đều tăng lên.
Đặc biệt đáng chú ý là các hợp chất phospho hữu cơ có khả năng tích lũy rất nhiều trong lớp sừng. Ví dụ: Với parathion là 80 ngày, với dacthal tới 112 ngày. Đây cũng là một hình thức tự bảo vệ của cơ thể để tránh ngộ độc.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy nhiều hợp chất khác cũng tích lũy ở lớp sừng theo những mức độ khác nhau. Chẳng hạn như: Hydrocortison, betamethason, griseofulvin, natri íusidat…
Yamada và cộng sự khi nghiên cứu sự hấp thu qua da của Molsidomin (thuốc giãn mạch) đã nhận xét: Sự hấp thu thuốc qua da đã loại bỏ lớp sừng lớn hơn 900 lần so với da còn nguyên vẹn. Các tác giả cũng đã nghiên cứu sử dụng nhiều chất phụ nhằm mục đích hạn chế hoặc loại bỏ khả năng đối kháng của lớp sừng, tạo điều kiện cho dược chất thấm với mức độ và tốc độ cao hơn. Vấn đề này sẽ còn được đề cập trong những chương sau.
- Trung bì (Chân bì, derma, corium): Tổ chức liên kết cấu tạo bởi các sợi protein thân nước (collagen, elastin và reticulin). Lớp này có bề dày chừng 3 – 5mm, nối thượng bì với hạ bì, có hệ thống mạch máu nuôi dưỡng thượng bì và cho hoạt chất thân nước đi vào các lớp trong da.
- Hạ bì (Hypoderma): Tổ chức mỡ nối liền với cơ thể đồng thời luôn nối thông ra ngoài qua các bao lông và các tuyến mồ hôi, dễ cho các dược chất thân đầu đi qua.Ngoài ra, còn có các phần phụ của da:
- Nang lông: Lông đi qua các khe thượng bì rồi cắm sâu vào chân bì xung quanh bao lông cấu tạo bởi các tế bào đồng tâm. Phần chân lông và nang lông gắn với tuyến chứa các chất giàu lipid đã được nhũ hóa. Dược chất thân dầu có thể đi qua bao lông vào thẳng chân bì. Tuy nhiên ở người chỉ có khoảng 40 – 70 nang lông/cm2 (chiếm 1 r 2% diện tích bề mặt da) vì vậy sự hấp thu thuốc qua đường này hầu như không đáng kể. Loài giấm nhấm (chuột) có tới 4000 nang lông /1 cm2 nên thuốc hấp thu qua đường nang lông tốt hơn da người.
- Tuyến mồ hôi: Cũng đi từ chân bì tới bề mặt da nhưng hình như không có ảnh hưởng đáng kể tới sự hấp thu thuốc qua da. Có khoảng 250 tuyến mồ hôi/1 cm2.
Nói chung, tổng số các phần phụ chỉ chiếm khoảng 0 1% tổng diện tích của da. Vì vậy, con đường hấp thu qua các bộ phận phụ của da chỉ là thứ yếu.
-
Nhiệm vụ, chức năng sinh lý của da:
Có thể nói là da đã giữ nhiều nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Đứng về phương diện hấp thu thuốc qua da, chỉ chú ý tới chức năng dự trữ và bảo vệ của da.
- Chức năng cơ học: Chủ yếu do lớp chân bì (Derma) đảm nhận, nó làm cho da trở nên dẻo dai và linh động. Ở người già, da kém bền hơn.
-
Chức năng bảo vệ
+ Bảo vệ vi sinh vật: Lớp sừng được coi như hàng rào bảo vệ sự xâm nhập của vi sinh vật. Tuy nhiên, các vi cơ vẫn có thể xuyên qua và gây tổn thương lớp sừng và các lớp bẩn bên trong, gây nên các viêm nhiệm. Môi trường hơi acid (pH 4,2 – 5,6) của tuyến bã nhờn và chất bài tiết có khả năng giúp cho da ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bản thân da cũng triệt ra các acid béo có mạch carbon ngắn có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn.
- Bảo vệ hóa học: Lớp sừng rất ít cho thấm qua các hóa chất.
- Bảo vệ các tia: Nếu da người phơi ra ánh nắng mặt trời, tia cực tím trong vùng 290 – 400 nm rất dễ bị tổn thương.
- Bảo vệ nhiệt và điều chỉnh nhiệt: Lớp sừng khá mỏng manh nên không có tác dụng chống lại một cách có hiệu quả nóng, lạnh bên ngoài. Tuy nhiên, do thân nhiệt 37°c và với hệ thống tuần hoàn trong da, hệ mao quản cũng có thể giúp cho cơ thể điều hòa một phần nhiệt. Quá trình toát mồ môi, bay hơi nước… cũng làm mát da và hạ nhiệt.