Contents
Các loại da có ảnh hưởng lớn tới tính thấm và khả năng hấp thu thuốc qua da.
Loại da khô, nghèo mỡ và nước thích hợp với dạng thuốc mỡ sử dụng tá dược thân dầu và nhũ tương. Loại da trơn nhờn (da “dầu”) thường khó thấm và hấp thu được chất hơn.
Người có lứa tuổi khác nhau cũng hấp thu dược chất qua da khác nhau, trước tiên là do khác nhau về bề dày của lớp sừng.Da người trẻ tuổi hấp thu tốt hơn da người già. Đặc biệt là ở trẻ em, da tiếp nhận rất tốt các loại hóa chất và dược chất độc mạnh do tỉ lệ diện tích bề mặt của da trên tổng trọng lượng cơ thể rất lớn. Mặt khác, lớp sừng rất mỏng, vì vậy có một số dược chất, chẳng hạn như các corticosteroid dùng ngoài có tác dụng mạnh, chẳng hạn: Halcinonid, íluocinolon acetonid, halomethason ,monohydrat và các dược chất khác như acid boric, hexaclorophen có thể gây tác dụng phụ và thậm chí dẫn tới tử vong ở trẻ em.
Mặc dù nguyên vẹn được coi là hàng rào bảo vệ khá tốt, nhưng cũng có nhiều tác nhân có thể gây ra tổn thương da. Những người tiếp xúc và làm việc thường xuyên với hóa chất, các acid, kiềm… da đã gần như không còn lớp sừng, vì vậy thuốc dễ thấm qua. \Khi da bị tổn thương, mất lớp sừng, nhìn chung, tính thấm của nhiều dược chất tăng lên… Ngược lại, ở những vùng da đã bị sừng hóa, dày lên, sự hấp thu thuốc qua da sẽ giảm.\ Tuy nhiên, cũng còn phải kể tới các yếu tố khác như bản chất của dược chất và tá dược sử dụng. Một số bệnh ngoài da cũng có thể làm tổn thương lớp sừng và sự hấp thụ thuốc trong trường hợp này tăng lên đáng kể. Chẳng hạn như, lượng halomethason monohydrat trong kem Sicorten hấp thu tăng lên 3 lần khi da đã loại lốp sừng.
-
Ảnh hưởng của nhiệt độ bề mặt da và khả năng giãn mạch:
Số lượng thuốc thấm và hấp thu bởi một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian là hàm số mũ của nhiệt độ da. Khi tăng nhiệt độ da (điều kiện bệnh lý, chà xát, băng bó…), sự hấp thu thuốc sẽ tăng lên,}Lý do là khi nhiệt độ tăng (cả nhiệt độ da và nhiệt độ thuốc) sẽ làm giãn mạch, tăng hoạt động tuần hoàn làm cho sự chênh lệch nồng độ hoạt chất trên dưới da sẽ cao, vì vậy làm tăng tốc độ khuếch tán qua da. Cũng cần lưu ý rằng, một số tác nhân gây co mạch có thể làm tăng hấp thu qua da.
Điều này có ý nghĩa trong khi hướng dẫn sử dụng thuốc, nhiều chế phẩm, nhất là các gel hoặc kem chứa hoạt chất chống viêm, cần chú ý chà xát kỹ khi bôi thuốc, nhằm mục đích tăng khả năng khuếch tán và hấp thu được chất.
-
Ảnh hưởng của mức độ hydrat hóa lớp sừng:
Mức độ hydrat hóa lớp sừng là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với sự thấm và hấp thu của thuốc. Da ẩm (mức độ hydrat hóa cao) làm tăng khả năng hấp thấp) Chẳng hạn: Băng bó sau khi bôi thuốc làm tăng lượng thuốc hấp thu tới 4 – 5 lần. Khi da được bão hòa nước, lớp sừng sẽ trương phồng, mềm ra và dễ dàng cho thuốc thấm qua.
Hiện nay, trong khi xây dựng các công thức cho các chế phẩm hấp thu qua da, người ta cho thêm vào thành phần các chất làm ẩm tự nhiên (Natural moisturizing factor – NMF), chẳng hạn như các acid béo, các acid carboxylic, pyrolidon, ure, các muối natri, kali, calci lactat… hoặc một hỗn hợp các chất giữ ẩm tự nhiên. Đáng chú ý là ure. Ure rất hay được sử dụng trong dạng thuốc mỡ vì ngoài khả năng làm ẩm da, ure còn có tác dụng làm tiêu sừng. Cả hai ưu điểm này đều làm tăng tính thấm qua da của các chất. Trong thực tế, một số corticosteroid dùng ngoài thường phối hợp với ure trong thành phần. Ví dụ: Biệt dược Alphaderm và Calmurid HC…