Các vật liệu lọc, dụng cụ lọc và phương pháp lọc

Có thể dùng các vật liệu lọc khác nhau, tuỳ theo kích thước của các tiểu phân chất rắn trong dung dịch, tuỳ theo tính chất, lượng dung dịch cần lọc và độ trong muốn có.

Để quá trình lọc được nhanh chóng và thu được dịch lọc trong, khi lựa chọn vật liệu lọc, cần chú ý các điều kiện sau đây :

  • Vật liệu lọc phải có những lỗ lọc có kích thước nhất định và đồng nhất.
  • Phải bền vững về mặt cơ học và hóa học đối với chất đem lọc, (không tham gia phản ứng hóa học với các chất trong dung dịch, không làm nhiễm bẩn dịch lọc…).
  • Phải dễ rửa và dễ phục hồi khả năng lọc.
  • Có thể áp dụng các phương pháp lọc thích hợp (lọc nén, lọc chân không…). Có thể chia vật liệu lọc thành các loại như sau :
  • Vật liệu đi từ sợi cellulose (giấy, bông, vải).
  • Vật liệu là thủy tinh xốp : các màng lọc thủy tinh xốp.
  • Vật liệu lọc là sứ xốp : các nến lọc sứ xốp.
  • Vật liệu lọc chế tạo từ các chất polyme hữu cơ tổng hợp (như các ester của cellulose : cellulose acetat, cellulose nitrat…).
  • Contents

    Các vật liệu và dụng cụ lọc làm từ sợi cellulose

  • Giấy lọc:

giấy dùng để lọc là loại giấy không cấu tạo từ cellulose nguyên chất, ép thành màng. Giấy lọc trong bào chế được chia làm 2 loại:

giấy lọc

  • Loại xám: còn chứa nhiều tạp chất như Si203, Fe203, các muối clorid carbonat, trong quá trình lọc sẽ chuyển một phần sang dung dịch, làm bẩn và làm biến chất dịch lọc. Khi dùng loại giấy này, phải rửa kỹ bằng nước cất đun sôi.
  • Loại trắng: có độ tinh khiết cao, không chứa các tạp chất nhưng có nhược điểm là ít thấm nên lọc chậm hơn loại xám. Loại này phân biệt ra 3 loại khác nhau:

+ Giấy lọc dày nhưng có thớ thưa (lỗ lọc lớn) dùng để lọc các dung dịch sánh như siro, dung dịch dầu,…

+ Giấy lọc có độ dày trung bình thường dùng để lọc các dung dịch thuốc. Đường kính của các lỗ lọc trong khoảng 3 – 7 miromet.

+ Giấy lọc không cho có phẩm chất cao dùng để định lượng. Có đường kính lỗ lọc trong khoảng 1 – 1,5 micromet.

Giấy lọc chứa kim loại nặng có thể làm biến đổi dung dịch thuốc sau khi lọc. Dung dịch natri salicylat, các dẫn chất phenol, adrenalin sẽ có màu hồng nếu lọc qua giấy lọc có vết sắt. Giấy lọc cũng có thể hấp thụ các chất tan trong dung dịch như các alcaloid, các chất màu. Các dung dịch có tính oxy hóa như iod, kali permanganat… có thể bị khử trong quá trình lọc qua giấy lọc.

Khi dùng giấy lọc, bông lọc phải dùng các phễu thủy tinh làm giá đỡ. Nếu để loại rắn và lấy dịch lọc, dùng giấy lọc có gấp nếp và phễu thủy tinh có độ nghiêng của thành phễu là 45°. Nếu muốn lấy rắn, dùng giấy lọc không gấp nếp và phễu thủy tinh có thành nghiêng 60°.

  • Bông:

Thường dùng bông để lọc các dung dịch thuốc dùng ngoài, thuốc uống…

bông lọc

Bông dùng để lọc phải đạt các yêu cầu sau: không có mỡ, có sợi dài từ 14 – 20 mm, không chứa acid, kiềm, chất khử và các tạp chất khác, có độ ẩm tôi đa 9%: phải thấm nước sau 10 giây.

  • Các vật liệu lọc vải, len, da:

Có ưu điểm là bền về mặt cơ học và hóa học. Nhược điểm chủ yếu là không cho dịch lọc có độ trong cao. Thường để lọc những khối lượng lớn các chất lỏng sánh như các siro thuốc.

  • Tấm lọc Seizt (sợi cellulose kết hợp amian)

đặt trong khung của màng lọc có kích thuốc lỗ lọc như sau:

Ký hiệu Đường kính lỗ lọc
Ek 1,4 – 1,8 mcm
E«s 1,2 -1,4 mcm
EkS1 1,0 – 1,2 mcm
E«S2 0,3 – 1,0 mcm

 

  • Các vật liệu lọc làm từ thủy tinh xốp, sứ xốp

Các phễu lọc thủy tinh xốp có ưu điểm là trở về mặt hóa học và có lô lọc rất bé thường dùng để lọc dung dịch thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt. Phễu lọc thủy tinh xốp không hấp thụ các chất trong dung dịch lọc, do đó rất thích hợp đối với các dung dịch alcaloid, enzym…

Kích thước lỗ lọc của một số loại dụng cụ lọc với các vật liệu thủy tinh xốp, sứ xốp như sau:

– Phễu lọc thủy tinh xốp:

phễu lọc thủy tinh xốp

I Kỷ hiệu Đường kính lỗ lọc
ị G – 00 500 – 200 mcm
G-0 200 – 150 mcm
G- 1 150-90 mcm
G-2 90 – 45 mcm
G-3 45-15 mcm
G – 4 15-5 mcm
G-5 1,5-1 mcm

 

– Nến lọc sứ xốp Chamberland:

Kỷ hiệu Đường kính lỗ lọc
L1 8,9 – 4,7 mcm
L2 4,7 – 2,2 mcm
L3 2,2 – 2,0 mcm
L4 2-1 mcm

 

 

Màng lọc được chế tạo từ ester của cellulose, như cellulose acetat, cellulose nitrat có kích thước lỗ lọc từ 0,05 – 10 mcm, thường dùng loại có lỗ lọc 0,45 mcm để lọc trong dung dịch thuốc và màng có lỗ lọc 0,22 mcm để vô khuẩn dung dịch bằng cách lọc (loại bỏ vi khuẩn). Một số màng còn được chế tạo từ nguyên liệu polyme như teflon, polyvinylclorid, polypropylen… Các màng lọc polyme có mật độ lọc cao (108 lỗ/cmz) đảm bảo hiệu suất lọc cao.

Các phương pháp lọc:

Theo phương trình Hagen-Poisseuille tốc độ chất lỏng đi qua các lỗ của vật liệu lọc phụ thuộc vào hiệu số áp suất tác dụng lên hai mặt của màng lọc. Tùy theo sự chênh lệch áp suất giữa hai bề mặt của màng lọc, có thể chia ra ba phương pháp lọc:

  • Lọc dưới áp suất thủy tĩnh.
  • Lọc dưới áp suất giảm (lọc hút chân không).

– Lọc với áp suất cao (lọc nén).

Trong trường hợp lọc dưới áp suất thủy tĩnh chất lỏng đi qua màng lọc dưới áp lực tỷ lệ thuận với chiều cao cột chất lỏng. Để tăng tốc độ lọc các dung dịch sánh nhớt có thể dùng biện pháp lọc nóng với những phễu có thành đôi ở giữa hai thành phễu có nước nóng hoặc hơi nước nóng lưu thông, hoặc đốt nóng bằng dòng điện. Trong phương pháp lọc dưới áp suất giảm người ta tăng hiệu số áp lực giữa hai bề mặt của màng lọc bằng cách thực hiện chân không ở phía dưới của màng lọc nhờ các loại bơm chân không hoặc sức hút của vòi nước. Khi lọc các dung dịch nóng tránh làm chân không cao vì có thể làm sôi dung dịch.                                                                                 *      ‘

Khi lọc dưới chân không, hiệu số áp suất ở trên và dưới màng lọc chỉ có thể đạt đèn trị sô tôi đa 1 atm. Áp lực này trong một số trường hợp (khi lỗ của tấm vật liệu lọc hết sức nhỏ) không đủ để tạo tốc độ lọc lớn. Muốn có tốc độ lớn hơn. phải dùng phương pháp lọc dưới áp suất cao của khí nén có thể đến vài atm để đẩy dung dịch qua màng lọc. Thông thường người ta dùng không khí nén. Đối với các chất dễ oxy hóa nên dùng khí nén trơ như nitơ.

 

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.