-
Contents
Phương pháp bồi viên
Phương pháp bồi viên được tiến hành như cách bao đường viên nén. Nguyên tắc của phương pháp bồi viên trong viên tròn là đi từ một “nhân” cơ bản rồi bồi dần từng lớp dược chất nhờ các tá dược dính lỏng cho đến lúc viên đạt kích thước quy định. Trước đây, trong đông y người ta bồi viên bằng dụng cụ thủ công là thùng lắc. Hiện nay dùng nồi bao viên. Quy trình bào chế qua các bước sau:
- Gây nhân í
Nhân là các hạt nhỏ có đường kính khoảng 0,5 – 1 mm để làm cơ sở bồi các viên to. Để làm viên nhanh hoặc thuận tiện, người ta thường gây nhân sẵn đẽ dùng dần: Trong viên tròn tây y, người ta thường chọn các hạt đường kính có kích thước thích hợp để làm nhân. Với viên hoàn, người ta gây nhân từ bột dược liệu bằng cách xát hạt, chải hạt hoặc phun tá dược lỏng vào khối bột. Sau đó chọn hạt rồi bồi hạt cho thành nhân.
Đây là giai đoạn khó thực hiện, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng viên về sau, do đó phải tính toán đúng lượng nhân cần phải làm và dùng tá dược dính có độ dính thấp để tránh gây bết dính. Nhân làm xong đưa sấy khô, để dùng dần.
- Bồi viên:
Lấy lượng nhân đã tính toán, tiến hành bồi viên với bột dược chất và tá dược dính lòng đến kích thước hay khối lượng quy định theo nguyên tắc bồi dần từng lớp một. Cứ mỗi lớp tá dược dính lại bởi một lớp bột dược chất.
Lượng tá dược dính và bột thuốc dùng cho mỗi lần bồi phải vừa đủ. Nếu thừa tá dược thì viên dễ bết dính thành khối. Nếu thừa bột thì dễ tạo thành các nhân mới. Lượng bột và tá dược cho mỗi lần bồi tăng dần theo khối lượng của viên.
Để đảm bảo thu được viên có kích thước đồng đều, trong quá trình bồi viên, thỉnh thoảng người ta phải sàng chọn viên qua các cỡ sàng quy định. Những viên to trên sàng được để riêng, những viên nhỏ dưới sàng đưa bồi tiếp cho bằng viên to. Sau đó lại gộp chung và tiếp tục bồi cho đến lúc đạt kích thước quy định.
Để đảm bảo độ chắc và tròn đều của viên, người ta tiến hành sấy viên trong quá trình bồi.
-
Phương pháp nhỏ giọt :
Là phương pháp được dùng trong những năm gần đây ở nước ngoài. Nguyên tắc của phương pháp này là hòa tan hay phân tán dược chất vào một tá dược có thể chất rắn ở nhiệt độ thường đã được đun chảy, sau đó nhỏ giọt và làm đông rắn trở lại thành viên tròn. Phương pháp này chỉ áp dụng được trong một số trường hợp nhất định. Thí dụ:
-Viên tròn vitamin A-D: Đun chảy dầu hydrogel hóa có nhiệt độ chảy 38 – 42°c, hòa tan vitamin. Sau đó nhỏ giọt xuống cồn ethylic đã được làm lạnh ở khoảng 12 – 14°c. Vớt viên ra, lựa chọn và làm khô.
-Viên tròn natri phenobarbital: Đun chảy PEG 4000, hòa tan natri phenobarbital, nhỏ giọt xuống dầu parafin đã được làm lạnh trước. Vớt viên ra, rửa dầu và làm khô.
-
Bao viên :
Viên tròn bào chế bằng các phương pháp khác nhau, sau khi có viên hoàn chỉnh, có thể đưa bao lớp áo ngoài nhằm các mục đích khác nhau:
-Tránh viên dính vào nhau và dính vào đồ bao gói.
-Che dấu mùi vị khó chịu của thuốc.
-Bảo vệ hoạt chất tránh tác động của ngoại môi.
-Hạn chế kích ứng của thuốc với niêm mạc đường tiêu hóa.
-Khu trú tác dụng của thuốc ở ruột.
-Làm cho viên hấp dẫn hơn với người dùng.
Tùy mục đích bao mà áp dụng các cách bao khác nhau:
-
Bao bột mịn:
Mục đích chính là tránh dính viên. Thường áp dụng cho viên chia ở quy mô nhỏ. Các bột bao thường dùng:
-Bột talc: Bột mịn, trơn, làm bóng viên, chống dính tốt.
-Bột lycopot: Bột mịn, trơn, dùng cho viên có màu.
-Bột than thảo mộc: Bột mịn, bắt dính tốt, thường dùng cho viên hoàn.
Ngoài ra có thể dùng các loại bột dược liệu khác như bột cam thảo, bột quế, bột càphê,…
Khi bao, người ta rắc một ít bột lên khối viên trong một dụng cụ thích hợp rồi lắc cho bột bám đều lên mặt viên.
-
Bao màng mỏng:
Mục đích chính là bảo vệ viên, hạn chế mùi vị khó chịu của thuốc hoặc bao tan ở ruột. Nguyên liệu và cách bao giống như trong phần viên nén.