Các dung môi hay dùng để chiết xuất

     Nước

nước

Ưu điểm:

  • Là dung môi thông dụng dễ kiếm, giá thành hạ
  • Dễ thấm vào dược liệu, do có độ nhớt thấp và sức căng bề mặt nhỏ.
  • Có khả năng hòa tan muối alcaloid, một số glycosid, đường, chất nhầy, pectin, chất màu, các acid, các muối vô cơ, enzym…

Nhược điểm:

  • Có khả năng hòa tan rộng nên dịch chiết có nhiều tạp chất, tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, dịch chiết khó bảo quản.
  • Có thể gây thủy phân một số hoạt chất (glycosid, alcaloid).
  • Có độ sôi cao nên khi cô đặc dịch chiết, nhiệt độ làm phân hủy một số hoạt chất.
  • ít được dùng làm dung môi cho phương pháp ngâm nhỏ giọt vì dược liệu khô khi gặp nước sẽ trương nở làm kín các khe hở giữa các tiểu phân, do đó dung môi không đi qua được.

Tùy theo mục đích và phương pháp chiết xuất có thể dùng nước cất, nước khử khoáng, nước kiềm, nước acid, nước có chất bảo quản làm dung môi chiết xuất.

       Ethanol

Ethanol

Ưu điểm:

Có nhiều ưu điểm sau:

  • Hòa tan được alcaloid, một số glycosid, tinh dầu, nhựa, ít hòa tan các tạp chất nên có khả năng hòa tan chọn lọc.
  • Có thể pha loãng với nước ở bất kỳ tỉ lệ nào, nên có thể pha loãng ethanol thành những nồng độ khác nhau theo yêu cầu chiết xuất đối với từng loại dược liệu.
  • Ethanol có nồng độ > 20% có khả năng bảo quản, ngăn cản vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
  • Nhiệt độ sôi thấp nên khi cô đặc dịch chiết, hoạt chất ít bị phân hủy.
  • Ethanol cao độ làm đông vón các chất nhầy, albumin, gôm. pectin… nên còn dùng để loại tạp chất.
  • Là dung môi thích hợp với phương pháp ngâm nhỏ giọt vì không làm trương nở dược liệu như nước.

Nhược điểm:

Dỗ cháy, có tác dụng dược lý riêng.

Người ta có thể dùng ethanol được acid hóa bằng các acid vô cơ hoặc hữu cơ để làm tăng chiết xuất

      Glycerin:

Có độ nhớt cao nên thường dùng phối hợp với nước và ethanol để chiết

những dược liệu có tanin.

              Dầu thực vật:

Dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương,… Có khả năng hòa tan tinh dầu, chất béo có trong dược liệu,độ nhớt cao nên khó thấm vào dược liệu. Để điều chế dầu thuốc, dược liệu cần chia nhỏ và chiết xuất bằng phương pháp hầm ở nhiệt độ 50 – 60″C trong thời gian 3 – 6 giờ. Dầu dễ bị thủy phân và oxy hóa, do đó độ acid tăng và ôi khét sau một thời gian bảo quản.

Dầu hướng dương

              Các dung môi khác:

Ether, cloroíbrm, aceton, benzen, dicloethan hòa tan được nhiều chất như alcaloid, nhựa, tinh dầu. Các dung môi này có tác dụng dược lý riêng nên phải loại ra khỏi thành phẩm. Thường dùng để loại tạp chất hoặc phân lập hoạt chất dưới dạng tinh khiết

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*