Các chất nhũ hóa ổn định

Contents

Các polyoxyethylen , glycol:Thường được gọi tắt và viết tắt là P.E.G, hoặc dưới nhiều tên quy ước như macrogol.

propylene glycol

Là những sản phẩm trùng hợp cao phân tử thu được bằng cách ngưng tụ oxyethylen với nước. Trọng lượng phân tử và lý tính của các sản phẩm thu được thay đổi tùy theo số lượng của nhóm oxyethylen.

Ở nhiệt độ thường, các sản phẩm có trọng lượng phân tử trung bình trong khoảng từ 200 – 700 có thể chất lỏng sóng sánh như dầu; các sản phẩm có trọng lượng trung bình >1000 có thể chất từ mềm như vaselin đến rắn như sáp.

Nhìn chung các P.E.G đều dễ hòa tan trong nước, nhưng có độ tan giảm khi khối lượng phân tử tàng, ngoài ra còn dễ hòa tan trong cồn, cloroibrm, aceton nhưng không tan trong ether. các dầu béo và dầu khoáng. ■

Có ưu điểm là vững bền về mặt lý hóa, không dễ bị tác dụng của vi khuẩn, nấm mốc. không có màu sắc. mùi vị và tác dụng riêng, không độc. Không phải là chất nhũ hóa thực sự nhưng là chất ổn định tốt đối với nhũ tương, có tính nước mạnh nên có khả năng gây thấm, biến được chất rắn sơ nước thành thân nước và có khả năng hòa tan đối với nhiều dược chất ít tan trong nước. Vì vậy hay dược dùng làm chất gây thấm, làm chất nhũ hóa và làm dung môi trong kỹ thuật điều chế các dạng hỗn dịch, nhũ tương và dung dịch thuốc.Ngoài ra còn được dùng làm tá dược trong các thuốc mỡ. thuốc đạn và thuốc viên.

Các alcol polyvinylic:

Là những sản phẩm trùng hợp cao phân tử của alcol vinyliytthu được bằng cách thủy phân polyvinyl acetat.Là bột màu trắng ngà,ẩm,vững bền ngoài ánh sáng.

Tan trong nước và độ tan giảm theo mức độ trùng hợp. Dung dịch trong nước có sức căng bề mặt thấp, pH gần trung tính và độ nhớt thay đổi

Đặc biệt hay dùng trong kỹ thuật điều chế các dạng dung dịch, hỗn dịch và nhũ tương, thuốc nhỏ mắt vì các chất này hoàn toàn trơ về mặt hóa học, có độ tinh khiết cao. có thể diệt khuẩn được và thích hợp với các niêm mạc mắt, giúp cho sự phục hồi nhanh chóng các tổn thương về mắt và làm cho thuốc tiếp xúc lâu hơn với niêm mạc mắt.

Để sử dụng vào các mục đích nói trên, thường dùng các loại alcol polyvinylic có độ nhớt lớn (chứa khoảng 10 – 15% gốc acetyl chưa bị thủy phân) chỉ cần dùng với nồng độ khoảng 2 – 5% là đã gây được tác dụng mong muốn.

Các dẫn chất của cellulose:

Cellulose là một polysaccharid trùng hợp cao phân tử, mỗi phân tử được cấu tạo bởi hàng ngàn đơn vị glucose ngưng tụ.

Cellulose

Ether hóa một số nhóm OH tự do có trong phân tử của cellulose với các chất khác(nhau sẽ được các loại dẫn chất có nhều tính chất giống với các chất keo thiên nhiên (gôm. chất nhầy) nhưng có ưu điểm: tinh khiết, vững bền trong một phạm vi pH rộng hơn,ít bị tác dụng của khuẩn, nấm mốc, ít chịu ảnh hưởng/ của nhiệt độ nên có thê tiệt khuân mà không bị hỏng.

Do có các ưu điểm nói trên, các chất này hay được dùng làm chất gây thấm, nhũ hóa trong các dạng hỗn dịch và nhũ tương để uống, tiêm và dùng ngoài, làm tá dược trong thuốc viên, thuốc mỡ (kể cả thuốc mỡ tra mắt).

Hay dùng nhất là methylcellulose (MC, celacol), hydroxymethyl cellulose (Natrosoi 250), carboxyinethylcellulose (CMC), NaCMC (Edifas, Cellosize), carboxvpolymethylencelluĩose (Carbopol), …

Một số trong các dẫn chất này tan trong nước tạo ra dịch keo có pH gần trung tính và tính chất phụ thuộc vào Ịoại dẫn chất, nồng độ của dẫn chất có trong dung dịch. pH và nhiệt độ.

Các dẫn chất có mức độ ether hóa khác nhau sẽ có độ hòa tan khác nhau trong nước và dung dịch sẽ có độ nhớt khác nhau. Nhìn chung độ hòa tan giảm khi tăng nhiệt độ. Nhưng đẽ hòa tan nhanh có thể làm cho các chất này thấm nhanh bằng cách đun nóng, sau đó làm thời khuấy trộn liên tục cho tới khi thu được một dịch thể đồng nhất. Các chất này không tan trong các dung môi, cồn cao độ, nhưng tan ngay trong các hỗn hợp cồn và nước bị kết tủa bởi tanin và muối.

Các dẫn chất carboxymethyl của cellulose dễ hòa tan cả trong nước lạnh và nước nóng, tạo dung dịch rất vững bền và tích điện âm. Nhưng không có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của nước nên chỉ hay được dùng làm chất ổn định, tăng độ nhớt trong các hỗn dịch và nhũ tương thuốc.

Khi gặp tác dụng của các acid mạnh, các dẫn chất này sẽ kết tủa dưới dạng acid glycolic và tạo muối không tan với các ion kim loại nặng, nhưng không bị kết tủa.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.