Chanh leo giúp cải thiện tình trạng cao huyết áp và bệnh xơ vữa động mạch vành. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên không nên dùng cả hạt.
Trái chanh leo không chứa cholesterol, giàu vitamin A và vitamin C, là nguồn cung cấp kali và chất sắt dồi dào, nguồn chất xơ tuyệt hảo, và giúp làm dịu các cơ đang bị căng cứng. Các thành phần dưỡng chất có trong 100g trái chanh leo: nước: 84.70g, năng lượng: 44.91 calo, protein: 2.8gr, chất béo: 0.50g, chất xơ: 3.30g, đường:7.39g, kali: 350.00mg, magiê: 39.00mg, natri: 28.00mg, canxi: 16.00mg, phospho: 54.00mg. Ngoài ra, trong trái chanh leo còn có chứa kẽm, mangan, đồng, vitamin B, vitamin E, niacin, B-carotene và một lượng nhỏ các vi chất khác nữa. Ruột chanh leo thường dùng để chế biến nước giải khát hoặc nước sốt trong một số món ăn. Nó chứa các loại acid hữu cơ, chủ yếu là acid citric (nhưng ít hơn chanh), dầu béo, vitamin C, các chất khoáng như canxi, phốt-pho, sắt, tinh dầu thơm, beta carotine… Do đó, ruột chanh leo có thành phần hoá học thay đổi tuỳ theo từng chủng loại và điều kiện trồng trọt. Thông thường ruột chanh có chứa protein, gluxit, dầu béo, vitamin C, các chất khoáng như Ca, P, Fe, nhiều axit hữu cơ, đặc biệt là axit citric, các tinh dầu thơm, các flavoit…có tác dụng giải khát, khai vị, lợi tiểu.
Các nghiên cứu đã chứng minh, những người cao huyết áp và bị bệnh xơ vữa động mạch vành uống nước chanh leo thường xuyên có thể cải thiện tình trạng bệnh nhờ acid citric kết hợp với canxi, ngăn sự đông máu do tích tụ tiểu cầu. Chanh leo còn có tác dụng giải cảm, hạ huyết áp, giảm béo, giảm cơn đau bụng cơ năng và đau bụng kinh.
Hầu hết các chất dinh dưỡng của quả chanh leo tập trung ở ruột chanh. Còn hạt chanh hầu như không có giá trị dinh dưỡng, khi vào cơ thể không tiêu hóa được. Do vậy, khi sử dụng nên tận dụng hết phần ruột chanh, không nên uống cả hạt.
Nghiên cứu của Đại học Florida (Mỹ) còn phát hiện ra rằng, chiết xuất vỏ trái chanh leo vàng có thể chống lại các tế bào ung thư nhờ hai hoạt chất carotenoids và polyphenols