Contents
1. Stress là gì?
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, stress là tình trạng căng thẳng đến đỉnh điểm của mỗi người trước một kích thích về tinh thần hay vật chất. Theo một số nhà nghiên cứu khác, stress là sự kích thích gây co cứng của các cơ trong cơ thể, nhất là cơ vùng mặt và xương hàm. Nói chung, stress chính là sự cố gắng của cơ thể nhằm thích ứng với những biến đổi bất lợi của hoàn cảnh. Quá trình cố gắng để thích ứng này có thể gây ra một số điểm bất lợi cho cơ thể về mặt sức khỏe, nhất là trên hệ thần kinh và hệ tim mạch. Tuy nhiên, có một số dạng stress đem lại những mặt tích cực về tinh thần và sức khỏe như sau khi hoàn thành một công việc gì đó căng thẳng và mang tính sáng tạo, chúng ta có thể rơi vào trạng thái hân hoan, sảng khoái.
Trong cuộc sống hiện đại, do có quá nhiều yếu tố bất lợi cho cuộc sống kèm theo tốc độ sống và làm việc quá cao dễ gây nên những căng thẳng về thần kinh. Phản ứng với những kích thích này cơ thể cũng tiết ra nhiều hormon và tăng cường chuyển hóa chất béo nhằm tạo ra nhiều năng lượng cho cơ thể. Khi các hormon và chất béo này không được tiêu thụ hết, lâu dần sẽ kéo theo rối loạn chuyển hóa các chất, đặc biệt là chất béo gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tăng nhịp tim và hẹp động mạch vành.
Động mạch vành bị xơ vữa, bị hẹp đến một mức độ nào đó sẽ làm giảm lượng máu đến cơ tim một cách nghiêm trọng, khiến lượng oxy cung cấp cũng giảm đi không đủ để duy trì hoạt động co bóp của cơ tim nhiều hơn khi đáp ứng với stress, đưa đến tình trạng thiếu máu cơ tim.
Dưới đây là một số phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng để giải tỏa stress:
2. Gặp bác sỹ tâm lý
Thiếu máu cơ tim cục bộ nếu đi kèm với hoạt động thể lực gắng sức sẽ gây ra những cơn đau thắt ngực. Đôi khi ở một số người, tuy có tình trạng căng thẳng quá mức về tinh thần và tình cảm nhưng quá trình thiếu máu cơ tim cục bộ lại có thể diễn ra âm thầm. Điều này càng làm tăng mức độ nguy hiểm của bệnh mạch vành vì người bệnh không có các dấu hiệu đau ngực hay khó chịu từ đó họ sẽ không chịu nghỉ ngơi hay sử dụng thuốc chống thiếu máu cơ tim. Ở những người này, khả năng đột tử do nhồi máu cơ tim cấp rất cao.
Stress cũng có thể giảm nhẹ bằng tập thể dục thường xuyên. Việc đó sẽ làm giảm lượng hormon lưu hành trong máu do stress gây ra. Tình trạng này rất tốt cho cơ thể, thậm chí việc đi bộ nhẹ nhàng sau giờ làm việc cũng làm giảm lượng hormon dư thừa sinh ra sau những giờ làm việc căng thẳng.
Với một số người khác thì liệu pháp tâm lý và tư vấn tâm lý cũng mang lại hiệu quả rõ rệt. Ở các nước phát triển, số lượng bác sỹ tâm lý ngang bằng với các thầy thuốc chuyên khoa khác, trong khi đó tại Việt Nam bác sỹ tâm lý quá ít. Theo các chuyên gia y học, sự cải thiện giảm bớt stress do những liệu pháp về tâm lý mang tính chất tích cực, rõ ràng và có hiệu quả lâu dài. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả ở những người phải trải qua những đau thương do mất đi người thân.
3. Nuôi một vài con vật nhỏ
Việc xây dựng tốt các mối quan hệ xã hội và cộng đồng cũng có vai trò đáng kể trong việc giảm nhẹ stress, từ đó dẫn đến giảm tỷ lệ mắc bệnh về tim mạch trong đó có bệnh mạch vành. Có những bằng chứng cho thấy, những người sống cô đơn, cô độc sẽ dễ bị bệnh thiếu máu cơ tim và tăng huyết áp hơn những người khác. Ngoài ra, việc nuôi và chăm sóc vật nuôi trong nhà cũng là một biện pháp tốt nhằm giảm nhẹ tình trạng stress.
Một số phương pháp khác nhằm giảm nhẹ stress cũng có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh phải được huấn luyện về các kỹ năng này như kỹ thuật thư giãn, kỹ thuật thay đổi hành vi, kiểm soát sự mệt mỏi, kiểm soát các cơn giận dữ… Các kỹ năng này cũng nên áp dụng ở những người có nguy cơ stress cao như thường xuyên làm công việc có áp lực cao, người đang trải qua những sự kiện quan trọng của đời người (ly dị, chuyển nhà, mất việc, về hưu, mất người thân…), những người mệt mỏi và lo lắng thường xuyên luôn ám ảnh bởi bệnh về tim mạch.