Phương pháp hoà tan dùng các chất trung gian thân nước

Có thể sử dụng một số chất hữu cơ thân nước để hoà tan một số chất khó tan.

hòa tan thuốc nhờ nước

Những chất trung gian hoà tan này thường là những chất thân nước. Phân tử của chúng mang nhiều nhóm -COOH, -OH, nhóm amin, sulfat…, là các nhóm phân cực, phần còn lại không phân cực là những gốc hydrocarbon mạch thẳng hoặc mạch vòng. Trong thực hành bào chế, thường dùng acid hữu cơ như acid lactic, acid tartric, natri salicylat, antipyrin, uretan, sorbitol, glucose, manitol…

Vai trò trung gian hoà tan của các chất này là do, một mặt chúng có phần hữu cơ có ái lực với phần sơ nước của chất khó tan, mặt khác chúng có những nhóm chức thân nước, có ái lực đối với phân tử nước. Tương tác tĩnh điện của các phân tử chất trung gian hoà tan với cả hai loại phân tử chất tan và dung môi, phân tán phân tử các chất ít tan vào dung môi nhiều hơn, làm tăng độ tan.

hòa tan dược chất nhờ chất trung gian thân nước

Trong bào chế, từ lâu người ta đã biết dùng natri benzoat để hoà tan cafein, anestezin, dùng acid citric để hoà tan calci glycerophosphat, dùng antipyrin hoặc uretan để tăng độ tan của quinin…. Người ta cũng nhận thấy hiện tượng trung gian hoà tan trong thiên nhiên. Aglycon của các glucosid thường khó tan trong nước nhưng các glucosid tương ứng, trong đó aglycon được kết hợp với các đường (manitol, sorbitol, íructose, glucose…) là các chất dễ tan.

Bằng phương pháp này, có thể thu được kết quả hoà tan tốt, nhưng đôi khi cần phải sử dụng các chất trung gian hoà tan với tỷ lệ lớn, đôi khi lớn hơn cả lượng chất cần hoà tan.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*