-
-
Contents
Độ tan và tốc độ hoà tan
-
Trong cơ thể, muốn được hấp thu thì dược chất phải được hoà tan trong dịch sinh học bao quanh màng. Do đó, độ hoà tan của dược chất ảnh hưởng nhiều đến SKD.
Với dược chất ít tan thì chính độ tan là yếu tố hạn chế hấp thu. Theo các nhà nghiên cứu thì chính các chế phẩm chứa dược chất ít tan (độ tan < 1%) thường có vấn đề về SKD. Trong trường hợp này, muốn tăng SKD của thuốc thì phải tìm biện pháp làm tăng độ tan của dược chất (dùng chất làm tăng độ tan, dùng hỗn hợp dung môi, chế hệ phân tán rắn…).
Với dược chất dễ tan và hấp thu, khi uống dễ gây tác dụng không mong muốn hay độc tính do nồng độ đỉnh vượt quá giới hạn an toàn. Trong trường hợp này, người ta phải làm chậm quá trình giải phóng và hoà tan của dược chất để kéo dài tác dụng của thuốc và làm giảm tác dụng phụ.
-
Trạng thái kết tinh hay vô định hình .
Dược chất rắn có thể tồn tại dưới dạng kết tinh hay vô định hình. Trạng thái vật lý này ảnh hưởng đến độ tan và độ bền của dược chất, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến SKD của thuốc. Dạng kết tinh là dạng có cấu trúc mạng lưới tinh thể tương đối bền vững, cho nên thường khó hoà tan hơn dạng vô định hình. Cùng một liều dược chất, nhưng dạng vô định hình do dễ hoà tan hơn nên có khả năng tạo ra SKD cao hơn dạng kết tinh. Với cloramphenicol, tình hình cũng tương tự. Muối cloramphenicol ở dạng kết tinh sau khi uống do khó tan nên không thuỷ phân được để giải phóng lại cloramphenicol cho nên không gây được tác dụng điều trị. Khi chế hỗn dịch phải dùng cloramphenicol palmitat hoặc stearat (dạng muối palmitat giải phóng lại cloramphenicol nhanh hơn).
Vì vậy, khi bào chế, người bào chế phải biết chính xác dạng thù hình của duợc chất để đảm bảo SKD của thuốc.
-
Hiện tượng đa hình (polymorphisme)
Một duợc chất có thể kết tinh dưới nhiều dạng tinh thể khác nhau tuỳ theo điều kiện kết tinh. Các dạng kết tinh khác nhau có tính chất vật lý khác nhau. Quá trình kết tinh thường bắt đầu từ việc tạo thành dạng ít bền cần ít năng lượng đến dạng bền cần nhiều năng lượng hơn. Dạng không bền dễ tan hơn dạng bền, do đó khi chế thành dạng bào chế, sẽ có SKD cao hơn. Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản, dạng không bền có thể chuyển thành dạng bền làm giảm SKD của thuốc. Thí dụ: người ta phát hiện hỗn dịch cloramphenicol palmitat lưu hành ở Australia trong một thời gian dài không có tác dụng rõ rệt trên lâm sàng. Khi nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân các nhà SDH nhận thấy rằng dược chất này tồn tại dưới 4 dạng: Dạng vô định hình và 3 dạng kết tinh A, B và c. Trong 3 dạng kết tinh chỉ có dạng B là tan được. Khi uống, sau 2 giờ dạng B đã cho nồng độ máu cao gấp 10 lần dạng A. Trong quá trình bảo quản hỗn dịch, dạng B đã chuyển sang dạng A và làm giảm SKD của chế phẩm.
. Hiện tượng hydrat hoá
Ampicilin khan hoà tan trong nước nhanh hơn ampicilin trihydrat. Nghiên cứu SKD của hỗn dịch và nang thuốc ampicilin lưu hành trên thị trường người ta thấy: Chế phẩm Omnipen (chứa ampicilin khan) có SKD cao hơn chế phẩm Polycilin (chứa lượng tương đương ampicilin trihydrat). Kết quả nghiên cứu về thử hoà tan, về hấp thu trên súc vật và trên người đều giống nhau và phù hợp với độ tan của nguyên liệu ban đầu
Trong bào chế, nhiều dược chất tồn tại dưới 2 dạng: khan và ngậm nước: cloral, cafein, penicilin, quinin, hydrocortison… Trong quá trình sản xuất và bảo quản, dưới tác động của các yếu tố như nhiệt độ, dung môi (xát hạt ướt, sấy khô, chế hỗn dịch,…) có thể làm cho dạng này chuyển sang dạng khác dẫn đến thay đổi SKD của chế phẩm. Do vậy, cần phải chú ý xem xét đảm bảo tác dụng của thuốc.
-
Kích thước tiểu phân (KTTP)
Khi bào chế các dạng thuốc có chứa tiểu phân duợc chất rất ít tan, cần tiêu chuẩn hoá KTTP cho từng chế phẩm để đảm bảo SKD của thuốc.
-
Độ ổn định hoá học của dược chất
Nhiều duợc chất không bền về mặt hoá học dưới tác động của ngoại môi bị oxy hoá, thuỷ phân, phân giáng bởi enzym, môi trường acid… (vitamin, aspirin…). SKD của các chế phẩm bào chế từ các duợc chất này sẽ bị giảm dần trong quá trình bào chế và bảo quản. Do đó các nhà bào chế phải chú ý tìm các biện pháp khắc phục để đảm bảo SKD của thuốc (bao bảo vệ, bao tan ở ruột, vi nang hoá…).