Tá dược rã dùng để bào chế viên nén

Rã là giai đoạn khởi đầu cho quá trình SDH học của viên nén sau khi uống. Tá dược rã làm cho viên rã nhanh và rã mịn, giải phóng tối đa bề mặt tiếp xúc ban đầu của tiểu phân dược chất với môi trường hòa tan, tạo điều kiện cho quá trình hấp thu dược chất về sau. Trong SDH bào chế, hiện nay người ta rất quan tâm đến động học của quá trình giải phóng của dược chất trong cơ thể, trong đó tá dược rã đóng một vai trò quan trọng. Theo Wagner, quá trình giải phóng dược chất của viên nén được biểu thị như sau:

Khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa, viên hút nước và rã lần thứ 1, giải phóng ra hạt dập viên (rã ngoài).

 

Hòa tan hạn chế
Hòa tan tốt

Dược chất
hòa tan

[hòa tan rất tốt
ị <———- Hấp thu

Dược chất hấp thu

 

Tiếp đó, hạt rã lần thứ 2, giải phóng trở lại các tiểu phân ban đầu (rã trong). Cách rã của viên có liên quan đến tốc độ hòa tan của dược chất về sau. Dược chất trong viên có thể hòa tan vào dịch tiêu hóa ngay khi viên chưa rã, nhưng sự hòa tan như vậy hầu như không đáng kể. Như vậy, vai trò của tá dược rã là làm cho viên giải phóng trở lại bề mặt tiếp xúc với môi trường hòa tan của dược chất càng nhiều càng tốt.

Về cơ chế rã của viên, từ trước người ta thiên về giải thích do sự trương nở của tá dược trong viên. Gần đây, theo quan điểm SDH, người ta nhấn mạnh cơ chế vi mao quản: Các tá dược rã có cấu trúc XOI>, sau khi dập viên để lại hệ thống vi mao quản phân bố đồng đều trong viên. Khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa, hệ thống vi mao quản có tác dụng kéo nước vào lòng viên nhờ lực mao dẫn. Nước sẽ hòa tan và làm trương nở các thành phần của viên và phá vỡ cấu trúc của viên. Như vậy, sự rã của viên phụ thuộc vào độ xốp và vào sự phân bố hệ thống vi mao quản trong viên.

Riêng viên nén sủi bọt thì rã theo cơ chế sinh khí: Người ta đưa vào trong viên đồng thời một acid hữu cơ (citric, tartaric,…) và một muối kiểm (natri carbonat, natri hydrocarbonat, magnesi carbonat,…). Khi gặp nước hai thành phần này tác dụng với nhau giải phóng ra C02 làm cho viên rã ra nhanh chóng. Khi dập viên sủi bọt, người ta thường xát riêng hạt acid và hạt kiểm và dập viên trong điều kiện độ ẩm không khí thấp.

Các loại tá dược rã hay dùng như:

– Tinh bột: Có cấu trúc xốp, sau khi dập viên tạo ra được hệ thống vi mao quản phân bố khá đồng đều trong viên, làm rã viên theo cơ chế vi mao quản.

Thường dùng tinh bột ngô, khoai tây, hoàng tinh,… với tỷ lệ từ 5 – 20% so với viên. Bình thường tinh bột hấp phụ khá nhiều nước, do đó để tăng khả năng làm rã, trước khi dùng phải sấy khô. Cách rã của viên phụ thuộc một phần vào cách phối hợp tinh bột. Thông thường người ta chia

 

tinh bột thành 2 phần: Phần rã trong (khoảng 50 – 75%) và phần rã ngoài

(25 – 50%).

  • Tinh bột biến tính: Hãy dùng natri starch glycolat (tên thương mại là Primogel, Explotab). Đây là tá dược gây rã viên rất nhanh do khả năng trương nở mạnh trong nước (tăng thể tích 2-3 lần so với khi chưa hút nước), khả năng rã ít bị ảnh hưởng bởi lực nén. Các loại tinh bột biến tính khác như starch 1500, pregelatined starch… cũng đều là những tá dược rã tốt. Tỉ lệ thường dùng 2 – 6%.
  • Avicel: Làm cho viên rã nhanh do khả năng hút nước và trương nở mạnh, ở tỉ lệ 10% trong viên đã thể hiện tính chất rã tốt; kết hợp được vừa rã vừa dính. Nếu xát hạt ướt thì khả năng rã bị giảm. Không nên dùng nhiều cho các dược chất dễ bị hỏng khi ẩm như đã nêu trong phần tá dược độn.

bột avicel

  • Bột cellulose: Dùng loại tinh chế, trắng, trung tính. Dùng một mình hay phối hợp với các tá dược rã khác như tinh bột, Veegum, thích hợp cho các dược chất nhạy cảm với ẩm.

Các dẫn chất khác của cellulose như methyl cellulosẹ, Na CMC, natri croscarmellose… đều được dùng làm tá dược rã tùy thuộc vào khả năng trương nở trong nước.

  • Acid, alginic: Chống tan trong nước nhưng hút nước và trương nở mạnh, do đó làm cho viên dễ rã. Môi trường acid nhẹ cho nên dễ phối hợp với các dược chất trắng tinh hay acid nhẹ, như aspirin, vitamin c, multivitamin, … Tỉ lệ dùng khoảng 4 – 5% trong viên.

bột cellulose

Ngoài ra, một số tá dược rã khác cũng được dùng như Veegum (nhôm magnesi silicat), Amberlit (nhựa trao đổi ion).. Riêng các tá dược rã sinh khí sẽ được đề cập đến ở phần viên sủi bọt

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.