-
Contents
Phân loại dung dịch
-
Phân loại theo cấu trúc hoá lý:
Dung dịch thuốc bao gồm dung dịch thật, dung dịch keo, dung dịch cao phân tử.
-
Phân loại theo trạng thái tập hợp:
Dung dịch chất rắn trong chất lỏng, dung dịch chất lỏng trong chất lỏng, dung dịch chất khí trong chất lỏng. Cần lưu ý khái niệm dung dịch trong hệ phân tán có thể mềm và rắn, là khái niệm mở rộng ngoài phạm vi các dạng thuốc lỏng. Ví dụ, thuốc mỡ có cấu trúc dung dịch. Trong ngành dược, gần đây áp dụng các phương pháp tạo ra dung dịch dược chất rắn ít tan trong các chất rắn thân nước, làm tăng độ tan của dược chất, từ đó tăng sinh khả dụng của các dạng thuốc rắn.
-
Phân loại theo bản chất dung môi:
Dung dịch nước, dung dịch dầu, dung dịch cồn.
-
Phân loại theo xuất xứ công thức pha chế:
Dung dịch pha chế theo công thức quy định trong Dược điển, gọi là dung dịch dược dùng. Các dung dịch pha chế theo đơn của bác sĩ, gọi là dung dịch pha chế theo đơn.
-
Ưu nhược điểm của dung dịch thuốc
Dung dịch thuốc được dùng nhiều nhất trong điều trị, so với các dạng thuốc khác, do có nhiều ưu điểm, khi sử dụng dưới dạng dung dịch, dược chất được hấp thu nhanh hơn so với các dạng thuốc rắn, vì trong dạng thuốc rắn, dược chất phải trải qua giai đoạn hoà tan trong dịch của cơ thể. Một số dược chất ở dạng dung dịch, khi tiếp xúc với niêm mạc không gây kích ứng như khi dùng dưới dạng thuốc bột, thuốc viên (natri bromid, natri iodid. cloral hydrat,…).
Tuy vậy, trong dung dịch thuốc, dược chất thường có độ ổn định kém. Các phản ứng thuỷ phân, oxy hoá. racemic hoá. phản ứng tạo phức, cũng như sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, có thể là nguyên nhân phân huỷ dược chất.