Kỹ thuật điều chế dung dịch thuốc nước

  • Kỹ thuật điều chế
    • Contents

      Dùng phương pháp hòa tan thông thường

Phương pháp hòa tan thông thường được áp dụng khi điều chế các dung dịch thuốc có dược chất dễ tan; chất ít tan, có thể đun nóng nước để hòa tan nhanh.

Một số ví dụ:

  • Dung dịch kiềm kép (dung dịch Bougert) (theo DĐVN I):
Công thức: Natri hydrocarbonat 0,6 g
Natri hydrophosphat 0,6 g
Natri sulfat 0,6 g
Nước cất vđ 200 ml

 

Cách điều chế: Hòa tan các dược chất trong nước cất, lọc.

  • Dung dịch acid boric 3% (theo DĐVN III 2002)

Công thức:     Acid boric                           3 g

Nước cất vđ                100 ml

Cách điều chế: Vì acid boric ít tan trong nước, để hòa tan nhanh cần hòa tan trong nước đun nóng. Sau đó để nguội, thêm nước vừa đủ l00ml, lọc.

  • Dung dịch đồng và kẽm sulfat (dung dịch Dalibour) (theo DĐVN I)

Công thức: Đồng sufat                                                      1 g

Kẽm sulfat                                                    4 g

Dung dịch acid picric 0.1%                     10 ml

Cồn long não 10%                                    10 ml

Nước cất vđ                                          1000 ml

Cách điều chế: Hòa tan đồng sulfat vào trong 900 ml nước, sau đó vừa thêm dung dịch acid picric và thêm dần cồn long não. vừa thêm vừa khuấy đều. Thêm nước vừa đủ l000ml. Để yên 24 giờ, lọc.

dung dịch đồng và kẽm sunfat

           Các phương pháp hòa tan đặc biệt

Một số ví dụ:

  • Dùng phương pháp tạo dẫn chất dễ tan :

Dung dịch iod 1% (dung dịch Lugol) (theo DĐVN III 2002)

Công thức: Iod                                                 1 g

Kali iodid                                  2 g

Nước cất vđ                        100 ml

Cách điều chế: Hòa tan kali iodid. iod trong khoảng 2 – 3 ml nước cất. khuấy kỹ cho đến khi tan hoàn toàn, thêm nước vừa đủ 100 ml, lọc nhanh qua bông.

  • Dùng chất diện hoạt làm tăng độ tan:

Dung dịch cloroxylenol 5% (Dược điển Anh 1988)

Công thức: Cloroxylenol                                                                                    50 g

Kali hydroxyd ‘                                                                          13,6 g

Acid oleic                                                                                     7,5 g

Dầu thầu dầu \                                                                            63 g

Terpineol                                                                             100 ml

Ethanol 96%                                                                        200 ml

Nước tinh khiết (vừa đun sôi để nguội) vđ                   1000 ml

Cloroxylenol rất khó tan trong nước (độ tan 1:3000). Xà phòng kali ricinoleat được tạo thành từ KOH và dầu thầu dầu có vai trò là chất diện hoạt làm tăng độ tan cho cloroxylenol. Acid oleic dùng để trung hòa KOH còn dư, đảm bảo dung dịch trung tính, không gây kích ứng ăn mòn da. ổn định dược chất. Terpineol có vai trò tránh tủa cloroxylenol khi pha thêm nước do có khả năng hòa tan tốt cloroxylenol. mặt khác tạo mùi đặc trưng cho dung dịch thuốc, ethanol là dung môi đảm bảo cho phản ứng tạo xà phòng xảy ra nhanh.

Cách điều chế: Hòa tan KOH trong một lượng nước tối thiểu, thêm dung dịch dầu thầu dầu trong ethanol, khuấy kỹ (khoảng 1 giờ) cho đến khi thử 1 phần nhỏ hỗn hợp với 19 phần thể tích nước tạo được dung dịch trong. Thêm acid oleic để trung tính dung dịch xà phòng.

Hòa tan cloroxylenol trong phần ethanol còn lại. Dung dịch này được khuấy trộn với terpineol và dung dịch xà phòng. Vừa khuấy liên tục vừa thêm dần lượng nước còn lại cho đủ thể tích l000ml.

Dung dịch cloroxylenol 5% trong suốt nhưng sẽ tạo nhũ dịch đục trắng khi pha loãng (20 lần), dùng sát khuẩn da.

  • Trường hợp dung dịch thuốc có các chất phản ứng với nhau tạo ra chất có tác dụng dược lý

Có một số dung dịch thuốc không đi từ dược chất có sẵn để pha chế mà dược chất được tạo ra trong quá trình pha chế.

Một số ví dụ:

  • Dung dịch chì dcetdt bdse :

Chì acetat           30 g

Chì oxyd            10 g

Nước                        7 g

Chì acetat base được tạo thành theo phản ứng sau đây:

Pb(CH3C00)2.3H20 + PbO -» Pb(CH3COO)2.Pb(OH)2 + 2H20

Phản ứng này xảy ra rất chậm ở nhiệt độ thường, vì vậy phải điều chế dung dịch ở nhiệt độ cao theo phương pháp sau đây:

Hòa tan chì acetat với 80ml nước cất trong một bát sứ. Thêm chì oxyd đã tán mịn và đun, đồng thời khuấy liên tục cho đến khi hỗn hợp mất màu. Đậy bát, để lắng một lát, sau đó lọc vào chai. Trong khi lọc chú ý đầy phễu.

Khi dịch lọc đã nguội, thêm nước cất cho đủ 100 g hoặc cho đến khi đạt tỷ trọng 1,30 – 1,32.

Khi điều chế dung dịch chì acetat base cần dùng nước không có C02 vì chì acetat base phản ứng với C02 tạo chì carbonat không tan.

2 [Pb (CH3COO)2 .Pb (OH)2] + C02 -> PbC03. Pb (OH)2 + 2Pb (CH3COO)2 + H20

Để tránh nước hấp thụ một lượng lớn C02 từ không khí, lúc bắt đầu đun người ta chỉ hòa tan chì acetat trong một lượng nước nhất định cần thiết để thu được chì acetat base. Phần nước còn lại sẽ cho vào sau khi phản ứng đã kết thúc. Cần chú ý không nên đun lâu quá làm chì acetat sẽ bị phân hủy cho acid acetic và dễ bị carbonat hóa.

Dung dịch chì acetat base là một dung dịch trong suốt, không màu, vị hơi ngọt se, có phản ứng kiềm nhẹ. Dễ bị carbonat hóa trong không khí. Bảo quản dung dịch trong lọ kín.

Dung dịch chì acetat base phải chứa 13,5 – 14,8% chì.

Từ dung dịch này, người ta pha nước chì acetat base:

Dung dịch chì acetat base                     2g

Nước thường vđ                             100 ml

Trộn đều, thu được một chất lỏng trắng như sữa do chì carbonat, sufat, clorid không tan mới được tạo thành. Nước chì acetat base chứa 0,28% chì, dùng để đắp các vết thâm tím.

  • Dung dịch kali asenit 1% (dung dịch Fowler) (theo DĐVN I):

Thành phần có As203 (lg), K2C03 (lg). Tinh dầu quế (1 giọt) làm thơm, ethanol l0ml, HC1 10% vừa đủ để trung tính, nước vừa đủ 100 ml. As20;i phản ứng vối K2C03 khi đun nóng để tạo ra KAs02.

  • Trường hợp trong dung dịch thuốc có chất làm giảm độ tan của dược chất

Như đã nêu trong mục kỹ thuật chung, các chất tạo muối kém tan với dược chất, các chất điện giải, có ion cùng tên làm giảm độ tan của dược chất trong dung dịch. Cần pha loãng nồng độ các chất này để không gây kết tủa dược chất khi hòa tan.

Ví dụ :

0,5 g

10 g 200ml

Rp. Codein phosphat Natri bromid Nước vđ.

M.f. Sol

Trong dung dịch có mặt ion bromid, codein phosphat dễ tan (độ tan 1 : 3,5) chuyển thành codein hydrobromid ít tan (độ tan 1 : 100) cần hòa tan riêng, pha loãng rồi phối hợp hai dung dịch dược chất.

hòa tan thuốc

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.