Kích thước và hình dạng của tiểu phân dược chất rắn vận dụng trong bào chế

tiểu phân là cơ sở cấu tạo của tất cả các dạng thuốc rắn (bột, viên, nang,..). Các dạng thuốc này chỉ là khâu trung gian để đưa tiểu phân vào cơ thể. Khi vào đường tiêu hóa các dạng thuốc đó sẽ giải phóng trở lại tiểu phân ban đầu để gây tác dụng. Do vậy, tính chất của tiểu phân có ảnh hưởng rất lớn đến SKD của các dạng thuốc rắn. Đặc biệt là một số đặc tính sau:

  • Kích thước tiểu phân (KTTP):

KTTP thể hiện ở mức độ nghiền mịn và cỡ rây dùng để rây. Khi KTTP giảm, diện tích bề mặt (DTBM) tiếp xúc của dược chất với môi trường hòa tan tăng, do đó tốc độ hòa tan tăng theo phương trình Noyes- Withney.

^ = K.s (Cs-C).

dt

(trong đó s là DTBM; Cs là nồng độ bão hòa của dược chất, c là nồng độ chất tan tại thời điểm t).

Khi tốc độ hòa tan của dược chất tăng thì tốc độ hấp thu cũng tăng, do đó tác dụng dược lý của thuốc sẽ tăng. (Xem chương I, tập I).

Thí dụ: Griserofulyin dạng bột siêu mịn SKD tăng gấp đôi so với bột mịn và do đó liều dùng được giảm đi một nửa.

Hiện nay trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều dược chất dùng ở bột siêu mịn, nhất là các corticoid và kháng sinh ít tan như: Hydrocortison acetat, dexamethason, prednisolon, suliramid, cloramphenicoỊ novobiocin,…

Tuy nhiên, khi KTTP giảm, một số tác dụng không mong muốn của thuốc cũng tăng, dược chất dễ hút ẩm hơn,… Do đó cần nghiên cứu mức độ nghiền mịn thích hợp cho từng dược chất.

  • Hình dạng tiểu phân:

Hình dạng tiểu phân ảnh hưởng đến khả năng trơn chảy và liên kết của khối bột.

Bột có kích thước giống nhau nhưng nếu là tiểu phân hình cầu thì sẽ trơn chảy tốt hơn hình khối, vì tiểu phân hình cầu có bề mặt tiếp xúc liên tiểu phân nhỏ nhất. Do đó, một trong những biện pháp để cải thiện độ trơn chảy của bột là phun sương để tạo ra các tiêu phân hình cầu: Thí dụ: Lactose phun sấy trơn chảy tốt hơn lactose tinh thể.

Các tiểu phân hình cầu làm cho khối bột xốp, tỉ trọng biểu kiến thấp, khó nén chặt. Bởi vì các tiểu phân hình cầu tạo nên khoảng trống liên tiểu phân lớn hơn tiêu phân hình khối (tiêu phân hình cầu dù có sắp xếp chặt chẽ nhất thì độ xốp vẫn chiếm 26% thể tích, còn sắp xếp lỏng lẻo thì độ xốp) có thể lên đến 48%). Trong khi đó, các tiểu phân hình khối lập phương đều đặn nếu xếp chặt thì gần như không còn khoảng trống liên tiểu phân. Do đó, lực liên kết liên tiểu phân của các tiểu phân hình lập phương rất lớn, có thể dập thẳng thành viên mà không cần tá dược dính.

hình dạng tiểu phân dược chất rắn

  • Lực liên kết tiêu phân:
  • Lực kết dính: Kết dính (cohesion) là lực liên kết xảy ra giữa hai bề mặt giống nhau. Thí dụ: Tiêu phân – tiêu phân. Bản chất của liên kết này là lực Wan der Wall, lực này tăng khi KTTP giảm và độ ẩm tương đối của không khí tăng. KTTP giảm làm tăng ma sát liên tiêu phân, còn độ ẩm không khí cao sẽ tạo ra một màng mỏng chất lỏng bao quanh tiêu phân có sức căng bề mặt lớn làm bột khó chảy.
  • Lực bám dính: Bám dính (Adhesion) là lực liên kết xảy ra giữa hai bề mặt khác nhau: Thí dụ: Tiêu phân – thành phễu. Bản chất lực này cũng như lực kết dính. Hiện tượng bám dính hay xảy ra khi bột chảy qua phễu, khi dập viên (viên dính cối, chày) và phải dùng các tá dược chống dính để khắc phục.
  • Lực tĩnh điện: Trong quá trình chảy, bề mặt tiểu phân có thể tích điện, nhất là với các dược chất ion hóa. Lực tĩnh điện này sẽ làm cho bột khó chảy.
    • Độ trơn chảy của khối bột:

Độ trơn chảy của khối bột ảnh hưởng đến khả năng phân phối bột vào nang cứng khi đóng nang hoặc vào buồng nén khi dập viên. Do đó mà ảnh hưởng đến sự biến thiên về hàm lượng dược chất, biến thiên về khối lượng, sự thay đổi lực nén của các dạng thuốc này, dẫn đến làm thay đổi SKD của chúng.

Độ trơn chảy của bột được xác định bằng cách đo thời gian chảy của bột qua một phễu đo tiêu chuẩn.

Phễu đo cấu tạo bằng thép không rỉ, có đường kính trong của chuôi phều là 10, 15 và 25 mm , gắn thẳng đứng với thiết bị rung.

Khi đo, cho vào phễu một lượng bột (thường là 100g, cân chính xác đến 0,5%). Mở lá chắn chuỗi phễu cho bột chảy tự do xuống cốc hứng. Ghi thời gian chảy của bột (chính xác đến phần mười giây). Đo 3 lần, lấy kết quả trung bình.

Như trên đã nói, tốc độ chảy của khối bột phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của tiểu phân (KTTP, hình dạng tiểu phân, cấu trúc tiểu phân, lực liên kết liên tiểu phân,…) và điều kiện ngoại cảnh (độ ẩm không khí, lực rung tác động lên phễu,…).

phễu đo độ trơn chảy

Trong thực tế, người ta có thể cải thiện độ chảy của khối bột bằng nhiều cách:

  • Thay đổi KTTP: Thí dụ: Rây bớt bột mịn, thêm bột thô vào khối bột, tạo hạt.
  • Thay đổi hình dạng tiểu phân: Tạo ra nhiều tiểu phân có dạng hình cầu.
  • Giảm liên kết tiểu phán: Sấy khô bột, cho thêm các chất chống ẩm (như magnesi oxyd), cho thêm tá dược trơn.
  • Tăng cường tác động cơ học: Rung, lắc phễu.

Dùng các chất làm tăng độ chảy: Các tá dược chống dính, điều hòa sự chảy như talc, magnesi stearat, Silicon, Aerosil,… với tỷ lệ thích hợp.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*