Nguồn gốc và vai trò sinh lý của gôm và chất nhầy.
Gôm tạo thành trên cây là do sự biến đổi của màng tế bào. Thường thì sự biến đổi đó xảy ra ở những mô đã già và những mô đó chuyển thành gôm, nhưng có khi những tế bào non cũng bị biến đổi. Ở những cây thân gỗ, gôm tạo thành do sự biến đổi của những tế bào phần tủy hoặc tế bào gần vùng tầng sinh gỗ rồi nhảy ra ngoài theo các kẽ hở như lỗ sâu đục,vết chặt… ví dụ saụ trường hợp cây mận. Ở những nơi khô hanh, một số cây tiết gôm ra khi mùa mưa đến ví dụ trường hợp cây Acaciaverek mọc ở Ai Cập vùng ven sa mạc, ở đây nữa năm không mưa, khi mưa xuống cây tiết ra gôm ở tầng sinh gỗ, khi khô vỏ cây nứt nẻ, gôm theo kẽ hở tiết ra ngoài.Đó là gôm arabic.
Như vậy gôm có nguồn gốc bệnh lý , cây tiết ra gôm là một phản ứng đối với điều kiện không thuận lợi.
Một số hạt như hạt lanh , hạt một số cây Hoa môi,khi giep xuống đất thì sự hóa nhầy xảy ra ở toàn bộ bên ngoài của hạt làm cho hạt giữa nước cần thiết trong quá trình nảy mầm. Có khi chất nhầy là chất dự trữ cho sự phát triển của bộ phận trên mặt đất, đó là trường hợp một số cây họ Lan- Orchidaceae mọc về mùa xuân,ví dụ cây Bạch cập. Ở các loài tảo, chất nhầy tạo thành từ những chất gian bào do đó những chất nhầy với pectin hơn.
Như vậy chất nhầy là thành phần cấu tạo của tế bào bình thường. Trong một số cây, chất nhầy chỉ có mặt trong một số tế bào của mô, ví dụ bố chính sâm.
Ta cũng cần biết rằng không có ranh giới rõ rệt giữa gôm và chất nhầy. Có thể quan niệm gôm và sản phẩm thu được dưới dạng rắn từ các kẽ nứt tự nhiên hay vết rạch của cây, còn chất nhầy là sản phẩm có thể chiết ra từ nguyên liệu bằng nước.
Chúng ta cũng cần phải phân biệt giữa gôm và chất nhựa. Về mặt hình dạng bên ngoài thì nhựa giống gôm và cũng chảy ra từ khe nứt, lỗ sâu đục hoặc vết rạch trên cây, ví dụ nhựa cánh kiến trắng nhưng nếu đốt cháy , nhựa có mùi thơm còn gôm có mùi giấy cháy. Nhựa không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung môi hữu cơ, còn gôm và chất nhầy khi cho vào trong nước sẽ nở và tan. Về mặt hóa học gôm và chất nhầy thuộc về polysaccharid còn nhựa thuộc nguồn gốc terpen.