Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của thuốc hỗn dịch

Ảnh hưởng tính thẩm môi trường phân tán của chất rắn không-tan:

Muốn cho hỗn dịch dễ hình thành và có độ vững bền cao, các tiểu phân dược chất rắn phải dễ thẩm môi trường lỏng (chất dẫn). Vì có như vậy, các tiểu phân này mới dễ phân tán đều vào chất dẫn. không dễ dàng tập hợp và kết dính lại với nhau để thúc đẩy quá trình tách lớp và dễ dàng trở lại trạng thái phân tán đều trong chất dẫn khi ta lắc chai thuốc.

Trong số các dược chất không hòa tan được đem chế hỗn dịch thuốc có loại có bản chất dễ thấm chất dẫn nhưng cũng có loại ít thấm hoặc không thấm. Các dược chất có tính chất nói trên được gọi quy ước là thân nước hoặc sợ nước (thân dầu)

Thân nước gồm các chất tuy không hòa tan nhưng có bề mặt dễ thấm nước.Các loại chất này là: các muối bismuth (carbonat hoặc nitrat ). calci carbonat. magnesi oxyd hoặc magnesi carbonat, kẽm oxyd, các sulfamid và một số kháng sinh…

Những chất có bề mặt khó thấm nước nhưng lại dễ thấm dầu. Ví dụ: benzonaptol, long não, menthol, lưu huỳnh, bột talc…

cây long não

Xét về mặt kỹ thuật điều chế các hỗn dịch thuốc nước hay gặp nhất, trong thực hành thấy rằng:

Đối với các dược chất rắn thân nước. có thể dễ dàng thu được các hỗn dịch thuốc nước đạt yêu cầu chất lượng. Như đã phân tích ở trên, các tiểu phân các chất này có bề mặt dễ thấm nước nên dễ dàng phân tán vào nước và sẽ được bao phủ bởi một lớp áo nước (vỏ hydrat) do đó khó kết lại với nhau tạo thành hạt to. Như vậy. quá trình tách lớp (sa lắng hoặc nổi lên bề mặt) của các tiểu phân này sẽ không bị thúc đẩy nhanh và khi tách ra, các tiểu phân này vẫn còn có một lớp áo ngăn cách nên chỉ đứng cạnh nhau và khi tách riêng rẽ chỉ tạo thành một khối xốp, vì vậy sẽ dễ dàng trở lại trạng thái phân đều trong chất khi lắc chai thuốc. Ngoài ra, do phân tán trong môi trường nhìn cực mạnh như nước hoăc.dung dịch của các ion có trong môi trường lỏng để tạo ra xung quanh minh môt lóp điện tích. Như vậy các tiểu phân này sẽ tích điện cùng dấu và giữa chúng sẽ có lực tĩnh

Đối với các dược chất rắn sợ nước, có thể dễ dàng thu được các hỗn dịch dầu đạt chất lượng yêu cầu. Trái lại, nếu đem điều chế hỗn dịch nước thì hỗn dịch sẽ khó hình thành và không ổn định nếu như không có biện pháp đặc biệt để biến chúng thành thân nước. Do bề mặt của các tiểu phân này không thấm nước và thường được bao phủ bởi một lớp không khí .Hiện tượng này thể hiện càng rõ rệt khi ta rắc chai thuốc để khôi phục lại trạng thái phân tán.

Để biến các dược chất rắn sơ nước thành thân dùng các chất diện hoạt. Như ta đã biết sự dễ thấm hay không của các tiểu phân của một chất rắn đối với một chất lỏng không chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất răn rpầ còn phụ thuộc vào sức căng bề mặt tiếp xúc giữa hai pha rắn lỏng. Sức căng bề mặt tiếp xúc này càng lớn, các tiểu phân chất rắn càng khó thấm chất lỏng nên bằng cách làm giảm sức căng bề mặt tiếp xúc này, sẽ làm cho các tiểu phân chất rắn dễ thấm môi trường phân tán hơn.

Ngoài ra do làm giảm sức bề mặt tiếp xúc giữa hai pha rắn lỏng trong hỗn dịch, các chất điện hoạt sẽ làm giảm năng lượng bề mặt tự do của hệ và làm cho hệ trở nên bền hơn.Khi được sử dụng với các tác dụng trên đây, trong các hỗn dịch thuốc, các chất diện hoạt được gọi một cách quy ước là các chất gây phân tán hoặc chất gây thấm thực sự – ổn định.

Để được chất rắn sợ nước thành thân nước các chất diện hoạt còn có thể dùng các chất keo thân nước hoặc một số chất rắn vô cơ thân nước ở dạng hạt rất thấm. Cơ chế của quá trình nói trên được giải thích như sau: ở trạng thái hòa tan hoặc phân tán trong nước, các micell hoặc tiểu phân của các chất trên sẽ được hấp phụ lên bề mặt các tiểu phân dược chất rắn sơ nước tạo thành một lớp áo thân nước, dễ thấm nước nên làm cho các .tiểu phân này cũng trở thành thấm nước và dễ phân tán

Lớp áo tạo ra trên bề mặt các tiểu phân dược chất rắn bởi các chất keo thân nước hoặc các chất vô cơ thân nước, và các chất điện hoạt ion hóa cũng tích điện nên làm cho giữa các tiểu phân dược chất rắn bao sẽ có lực đẩy tĩnh giống như trường hợp đối với các dược chất rắn thân nước. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong kỹ thuật điều chế các hỗn dịch thuốc, việc sử dụng các chất gây thấm còn phải đáp ứng kết hợp các yêu cầu khác của dạng thuốc. Vì vậy, phải tùy theo điều kiện cụ thể mà lựa chọn cho thích hợp.

Nhìn chung, để điều chế các hỗn dịch thuốc uống có các dược chất rắn sợ nước, người ta hay dùng các chất keo thân nước hoặc các chất rắn thần nước ở dạng hạt nhỏ làm chất gây thấm. Vì các chất này có ưu điểm không có mùi, vị và không có tác dụng riêng.Ngoài tác dụng gây thấm còn có tác dụng ổn định do chúng làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán và có khả năng che giấu mùi, vị khó uống của dược chất hoặc hạn chế tác dụng gây kích ứng của dược chất đối với niêm mạc tiêu hóa.

Về các yếu tố khác ảnh hưởng đến độ ổn định của hỗn dịch (tỷ trọng của hai pha. kích thước của tiểu phân phân tán, độ nhớt của môi trường phân tán) có thể được minh họa bởi hệ thức Stockes:

George gabriel stokes

Trong đó:

V: vận tốc của các tiểu phân pha phân tán khỏi môi trường phân tán

d,: tỷ trọng của pha phân tán d2: tỷ trọng của môi trường phân tán r : bán kính của tiểu phân pha phân tán rị: độ nhớt của môi trường phân tán

g: gia tốc trọng trường

Hỗn dịch càng ổn định vững bền khi vận tốc tách ra của các tiểu phân dược chất rắn càng nhỏ; nói cách khác, độ vững bền của hỗn dịch là một đại lượng nghịch đảo của vận tốc phân lớp nói trên. Gọi u là độ vững bền của hỗn dịch ta có:

V 2r2(d1-d2)g

Từ hệ thức trên ta thấy hỗn dịch càng ổn định vững bền khi:

  • Hiệu số tỷ trọng giữa được chất rắn phân tán và chất lỏng môi trường phân tán càng nhỏ.
  • Kích thước của các tiểu phân phân tán càng bé., Để làm giảm kích thước của các tiểu phân có thể dùng lực gây phân tán mạnh và các chất gây thấm có khả năng gây phân tán (chất diện hoạt).
  • Độ nhớt của chất dẫn càng lớn. Tuy nhiên hỗn dịch là dạng thuốc lỏng nên không thể tăng độ nhớt của môi trường phân tán lên vô hạn.

 

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.