Các saponin-nhũ hóa thiên nhiên

Các saponin là những heterosid phân tử gồm hai phần: aglycol không phân cực thân dầu và đường phân cực thân nước

Saponin là các chất diện hoạt và do đó có khả năng nhũ hóa thực sự và gây thấm mạnh.

Saponin dễ hòa tan trong cồn và trong nước nên là chất nhũ hóa tạo kiểu nhũ tương D/N.

Dược liệu chứa Saponin

Saponin có nhược điểm gây phá huỵết và kích ứng niêm mạc bộ máy tiêu hóa nên chỉ hay được dùng để điều chế dạng thuốc hỗn dịch và nhũ tương dùng ngoài (bôi, xoa,…). Để làm chất nhũ hóa hoặc gây thấm thường hay dùng dạng cồn thuốc chế từ các dược liệu thảo mộc chứa saponin (theo tỉ lệ 1/5 cồn 60°).

Mỗi nước tùy theo nguồn dược liệu chứa saponin của mình thường quy định một vài loại cồn thuốc chế từ các dược liệu thuộc loại này để làm chất nhũ hóa và gây thấm (ví dụ: Pháp quy định có thể sử dụng hai thứ cồn salsepareille và quillaya vào các mục đích trên, cồn quiaya chỉ dùng để chế các hỗn dịch và nhũ tương thuốc dùng ngoài, cồn salsepareille có thể dùng cho cả thuốc uống vì ít độc hơn).

Saponin trong nhũ tương

Chúng ta có thể chế bồ hòn hoặc bồ kết để dùng làm chất nhũ hóa hoặc gây thấm trong các nhũ tương và hỗn dịch thuốc dùng ngoài. Cứ một phần các loại cồn thuốc nói trên có thể nhũ hóa được đẩy 7 – 8 phần các loại lòng. 3 – 4 phần các dược chất không tan trong nước và có tỷ trọng trung bình như gaiacol, creozot.

 

Lecithin là điển hình cho loại chất này hay được dùng làm chất nhũ hóa hoặc gây thấm trong các nhũ tương và hỗn dịch thuốc. Gặp nhiều ở trạng thái thiên nhiên trong lòng đỏ trứng, trong đỗ tương, nhưng trong thực tế các lecithin lấy từ lòng đỏ trứng hay dùng nhất.

Lecithin là chất diện hoạt có khả năng nhũ hóa khá mạnh. Tùy theo sự thay đổi các acid béo và các base amin kết hợp trong phân tử sẽ có các chất lecithin khác nhau.

Ngoài ra còn có hai dạng đồng phân . Nhưng ớ trạng thái thiên nhiên chỉ gặp thế a

Không hòa tan nhưng dễ phân tán trong nước, lecithin là chất nhũ hóa tạo kiểu nhũ tương D/N.

Vì không độc. lecithin rất hay được dùng làm chất nhũ hóa hoặc gây thấm trong nhiều dạng nhũ tương hỗn dịch thuốc uống, tiêm và dùng ngoài.

Có nhược điểm là rất dễ bị oxy hóa bởi tác dụng của không khí, ánh sáng, môi trường kiềm nên để bảo quản cần cho thêm các chất chống oxy hóa thích hợp.

Để làm chất thường dùng các loại cồn thuốc nói trên đồng lượng với các dược chất rắn

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.