Bột và cốm để pha hỗn dịch và kiểm tra hỗn dịch thuốc

         Bột và cốm đẽ pha hỗn dịch

Đối với một số dược chất không vững bền trong chất dẫn (ví dụ một số kháng sinh không bền trong môi trường nước) thường không điều chế thẳng dưới dạng hỗn dịch mà điều chế dưới dạng bột hoặc cốm nhỏ (đường kính từ 0,5 – 1 mm). Trong thành phần đã có sản các chất gây phân tán và ổn định, để trước khi dung môi chuyển thành dạng hỗn dịch bằng cách lắc với chất dẫn thích hợp.

Ví dụ:

Bột tetracyclin để pha hỗn dịch

Bột tetracyclin

Tetracvclin base 2g
Acid ascocbic 0.5 g
Bột đường 35 g

Calci ciclamat Tween 80

0,5 g 0,05 g

Tinh dầu để làm thơm                    vđ

Cốm kháng sinh để pha hỗn dịch

Cốm kháng sinh

5 g 50 g

10 g

5 g

2,8 g

Framicetin sulfat Phtalyl sulfathiazol Bentonit

Pertin Acid sorbic

Tá dược ngọt và thơm vđ. 100 g

Kiểm tra chất lượng hỗn dịch

Dược điển Việt Nam chưa quy định cụ thể về phương pháp kiểm tra chất lượng chung của các hỗn dịch thuốc. Theo các tài liệu có thể áp dụng nhiều phương pháp để kiểm tra mức độ phân tán, sự đồng đều về hình dạng và kích thước của các tiêu phân được chất rắn phân tán, vận tốc lắng cặn, độ nhớt của hỗn dịch.

Có thể kiểm tra:

  • Mức độ phân tán đồng đều của các dược chất rắn không tan: lắc chai thuốc, chia thành từng liều, ly tám và lấy đem cân. Sau khi lắc, lượng chất rắn có trong những liệu được phân chia chênh lệch nhau không đáng kể.
  • Áp dụng phương pháp soi kính hiển vi để quan sát hình dạng, đo độ lớn và đếm số’ lượng tiểu phân được chất rắn có trong một thể tích xác định của hỗn dịch, dùng một loại dụng cụ giống như các buồng đếm hồng cầu.
  • Xác định vận tốc lắng căn: lắc đều hỗn dịch, cho một thể tích xác định vào một ống đồng và đọc thể tích lớp cặn sa lắng sau từng khoảng thời gian xác định. Nhiều tài liệu đã thống nhất tiêu chuẩn hỗn dịch đạt chất lượng tốt nếu sau 24 giờ lớp căn chiếm không quá 85% thể tích so với thể tích biểu kiến của chất rắn có trọng lượng hỗn dịch đem xác định và dễ dàng trở lại trạng thái phân tán đồng đều khi khuấy trộn hoặc lắc.

Cũng có thể áp dụng phương pháp cân để cân lượng cặn sa lắng sau từng khoảng thời gian, xác định và lập đồ thị về vận tốc lắng cặn.

Hiện nay, còn áp dụng nhiều phương pháp lí hóa hiện đại để xác định hình dạng, cấu trúc, kích thước của các tiểu phân dược chất rắn, vận tốc lắng cặn. cũng như những đặc tính lưu biến (rheology) của hệ và những thay đổi về các đặc điểm nói trên sau từng khoảng thời gian bảo quản.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.