Bệnh nhân xơ vữa động mạch vành nên chú ý chế độ ăn uống ngoài điều trị bằng thuốc

Contents

Bên cạnh việc điều tiết lối sống cho phù hợp, nhiều trường hợp bệnh xơ vữa động mạch vành cần phải được phối hợp điều trị bằng thuốc và nên chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.

Một số loại thuốc giúp ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh, một số khác giúp cải thiện lưu lượng máu đến cơ tim.

Đôi khi cần phải phối hợp nhiều thuốc. Các thuốc thường được sử dụng như:

  • Nhóm thuốc hạ cholesterol máu: Cholesterol là thành phần mỡ chính yếu lắng đọng trong mảng xơ vữa, có thể làm tắc động mạch vành. Thuốc hạ cholesterol máu, còn gọi là thuốc giảm mỡ, giúp giảm các loại mỡ xấu, đồng thời làm tăng loại mỡ tốt (HDL cũng là một loại cholesterol nhưng giúp bạn giảm nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch vành).
  • Aspirin giúp chống huyết khối.
  • Beta-blocker (thuốc chẹn thụ thể beta) giúp giảm nhịp tim, giảm áp lực máu, giảm nhu cầu oxy cơ tim, giảm tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim…
  • Nitroglycerin, giảm nhu cầu oxy cơ tim, giảm cơn đau thắt ngực.
  • Nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACE inhibitors), giúp dòng máu từ tim đi ra dễ dàng hơn, giảm suy tim sung huyết.
  • Ngoài ra, các thuốc hạ huyết áp giúp giảm áp lực máu, dòng máu từ tim đi dễ dàng hơn, giảm mức độ làm việc của cơ tim.Động mạch vành

Mạch vành là động mạch nuôi dưỡng cơ tim. Vì một lý do nào đó động mạch này bị hẹp hay bị tắc một vùng nhỏ hay rộng làm cơ tim bị tổn thương, chức năng co bóp của tim bị rối loạn, dẫn đến cơn đau thắt ngực, thậm chí bệnh nhân có thể chết đột ngột tử vong nếu vùng thiếu máu cơ tim quá rộng.

Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.

Ngoài điều trị bằng thuốc và áp dụng các phương pháp y học, người bị bệnh động mạch vành nên chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.

  • Nên ăn các thức ăn có hàm lượng albumin cao, nhiều vitamin và những thức ăn ít mỡ béo, đồng thời phải ăn nhiều rau xanh. Có thể ăn nhiều thực phẩm như trứng gà, thịt nạc, sữa bò, sữa đậu nành, ăn nhiều các loại dầu thực vật, đậu phụ, các loại rau quả. Không nên uống rượu, không nên ăn mặn, chua, cay hay quá ngọt. Không nên ăn nhiều nội tạng động vật như tim, gan, bầu dục, da, não, lòng, mề, hay các loại thực phẩm
    như bơ, mực, tiết canh, vì các thức ăn này có nhiều chất cholesterol hay lắng đọng vào thành mạch vành, làm hẹp lòng mạch.
  • Kiêng hút thuốc lá: Chất nicotine, cacbon oxit (CO) trong khói thuốc gây viêm thành mạch vành và tế bào cơ tim. nicotine còn kích thích khiến tăng chất adrenalin, làm tim đập nhanh, mạch máu co hẹp, huyết áp tăng cao. Chất cacbon oxit làm cho thành động mạch thiếu oxy, hàm lượng cholesterol tăng cao các quá trình đó làm cho động mạch vành chóng bị xơ cứng.
  • Tránh ăn no quá: Ăn no, dạ dày đầy hơi, cơ hoành bị đẩy lên cao, làm cho sự co bóp của tim bị hạn chế, lượng máu đưa vào động mạch vành bị giảm. Khi thức ăn đang được tiêu hóa thì một lượng máu lớn dồn về dạ dày, ruột, làm cho máu vào động mạch vành ít đi, tạm thời gây thiếu oxy cơ tim, gây co thắt động mạch vành, dẫn đến cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.

Trong cuốn Thiên kim yếu phương có ghi: “Đừng để quá đói mới ăn, không ăn quá no; đừng để quá khát mới uống, không uống quá nhiều. Ăn quá nhiều sẽ tích tụ, uống quá nhiều sẽ thành đàm ẩm”… Tóm lại là ăn uống phải có chừng mực.

Bữa tối

Bệnh mạch vành thường phát khởi ở người 40 tuổi trở lên, và những người lao động trí óc nhiều, tỷ lệ nam mắc nhiều hơn nữ. Những người bị mỡ trong máu cao, cao huyết áp, hút thuốc lá nhiều đều dễ mắc bệnh mạch vành. Nguyên tắc trị liệu bệnh bằng ăn uống là phối hợp hợp lý các chất dinh dưỡng tăng cường thực phẩm nguồn gốc thực vật, cung cấp dinh dưỡng hợp lý, tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa mất cân bằng dinh dưỡng.

  • Chế độ ăn uống của mỗi người không nên chứa nhiệt lượng quá cao mà phải lấy việc duy trì thể trọng bình thường làm mục tiêu, người từ 40 tuổi trở lên nên đề phòng béo phì.
  • Người vượt quá thể trọng tiêu chuẩn bình thường, nên mỗi ngày giảm bớt nhiệt lượng đưa vào cơ thể qua thức ăn, nên dùng thức ăn ít mỡ, thức ăn ít cholesterol, hạn chế rượu và không nên ăn những thực vật có hàm lượng đường cao.
  • Những người bị bệnh cao huyết áp hoặc suy tim nên hạn chế ăn muối. Bệnh nhân mạch vành nên đề cao việc ăn uống thanh đạm, nên ăn nhiều thức ăn giàu vitamin C (rau cải tươi, dưa) và thực vật giàu đạm (như các loại đậu và chế phẩm từ dầu), dùng dầu thực vật (dầu đậu, dầu cải, dầu vừng, dầu ngô…).

 

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.