Tương kỵ vật lý của dạng thuốc rắn trong quá trình bào chế

  • Do có các dược chất kết tinh, ngậm nhiều phân tử nước:

Một số dược chất kết tinh, ngậm nhiều phân tử nước, khi phối hợp với nhau trong dạng thuốc bột sẽ có khả năng tách các phân tử nước kết tinh do quá trình cơ học như: Nghiền, trộn,… và khối thuốc sẽ trở nên ẩm ướt. Các chất hay gặp như Na2HPỎị.l2H20;10H2O;   MgS04.7H20;A12(S0,)3.K2S01*24H20…

Khắc phục bằng cách thay thế các muối ngậm nước kết tinh bằng các muối khan, với số lượng tương đương.

dược chất kết tinh ngậm nhiều nước

  • Do có các dược chất tạo hỗn hợp ơtecti ẩm nhão hoặc lỏng ở nhiệt độ thường.                                                                                                                                                                                                                                   hỗn hợp otecti

    Khi hai chất rắn trộn lẫn với nhau theo một tỷ lệ nhất định, có trường hợp tạo thành một hỗn hợp mới có độ chảy thấp hơn so với độ chảy của từng thành phần. Quá trình tạo hỗn hợp ơtecti phụ thuộc vào:

  • Tỷ lệ số lượng các chất.
  • Nhiệt độ khi phối hợp.

Những hợp chất dễ tạo hỗn hợp ơtecti thường có các nhóm chức ceton, aldehyd,phenol như:                              Acetanilid, aspirin, amidopyrin, antipyrin,betanaphtol, cloralhydrat, menthol, long não, phenol, thymol, các dẫn chất của acid barbituric, acid salicylic và các muối…

Nếu trong thành phần của đơn, công thức thuốc bột, viên nén, viên nang cứng có chứa các dược chất có thể tạo thành hỗn hợp ơtecti có độ chảy thấp hơn nhiệt độ thường thì sẽ không thu được chế phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Biện pháp khắc phục:

Nguyên tắc chung là cần tránh sự tiếp xúc trực tiếp của các dược chất có thể tạo thành hỗn hợp ơtecti. Tùy theo từng điều kiện cụ thể, có thể áp dụng các biện pháp sau:

+ Dùng các dược chất bột có khả năng bao phủ, ngăn cách đã có sẵn trong thành phần của thuốc hoặc đưa thêm tá dược thích hợp vào để riêng từng dược chất có khả năng gây tương kỵ, sau đó phối hợp với nhau trong dạng thuốc bột, viên nhện hoặc nang cứng.

+ Đóng gói riêng từng dược chất gây tương kỵ, có hướng dẫn sử dụng đầy đủ.

+ Có thể đóng trong viên có vách ngăn.

+ Áp dụng các phương pháp bào chế mới như chế tạo vi nang, vi cầu,… để ngăn cách sự tiếp xúc của các dược chất, sau đó đưa vào các dạng thuốc như viên nén, viên nang cứng…

Một số ví dụ:

Viên “hỗn hợp thần kinh”:

Thành phần:

Pyramidon 0,15 g
Phenacetin 0,15 g
Caíein 0,03 g
Veronal 0,02 g
Tá dược vđ 1 viên.

viên hỗn hợp thần kinh
Trong sản xuất công nghiệp, người ta áp dụng nhiều kỹ thuật để có thể khắc phục tương kỵ mà vẫn giữ nguyên dạng thuốc mong muốn. Chẳng hạn như: Dùng kỹ thuật vi nang, pellet để bảo vệ các dược chất dễ bị tương tác, dùng viên nén nhiều lớp để hạn chế sự tiếp xúc của các dược chất dễ tương kỵ nhằm tránh tương kỵ, đảm bảo độ ổn định và tuổi thọ của thuốc.Khi phối hợp pyramidon với phenacetin với tỷ lệ 69:31 sẽ tạo thành hỗn hợp ơtecti có điểm chảy 64°c. Vì vậy, trong quá trình sản xuất, cần chú ý hai giai đoạn: Phối hợp được chất, trộn và sấy cốm. Hiện nay một vài cơ sở đã thay thế một trong hai dược chất pyramidon hoặc phenacetin bằng các chất ha nhiêt, giảm đau khác không gây tương kỵ như analgin, paracetamol,… Tuy nhiên, tác dụng ban đầu của dạng thuốc có thể không được như mong muốn.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.