Tương kỵ trong bào chế

  1. Contents

    Tương tác, tương kỵ

Trong một dạng thuốc, nếu phối hợp hai hoặc nhiều dược chất với một hoặc nhiều tá dược, ở những điều kiện nhất định, nếu có sự thay đổi ít nhiều hoặc hoàn toàn về tính chất vật lý, hóa học hoặc dược lý làm cho chế phẩm không đạt chất lượng về các mặt: Tính đồng nhất, tính vững bền, giảm hoặc không có hiệu lực điều trị được coi là tương kỵ.

tương kỵ trong bào chế

Tương kỵ thường xảy ra trong một thời gian ngắn, có khi tức thì. Tương tác thường xảy ra chậm hơn, kết quả của tương tác có thể trở thành tương kỵ.

  1. Nguyên nhân

  • Người có ý tưởng về công thức cho một dạng thuốc chỉ chú ý tới việc phối hợp nhiều dược chất, nhằm mục tiêu điều trị mà không chú ý tới tính chất lý học, hóa học của dược chất, tá dược một cách đầy đủ vì vậy có thể dẫn tới tương tác giữa dược chất với tá dược, giữa các dược chất hoặc giữa các tá dược với nhau.

* Người pha chế không theo đúng quy trình sản xuất gốc và các quy trình thao tác chuẩn.

  • Sử dụng thuốc không theo đúng hướng dẫn.
  1. Kết quả của tương tác, tương ky

Sản phẩm không đảm bảo chất lượng, cụ thể là không đạt các chỉ tiêu: Tinh khiết, an toàn và hiệu quả.

  1. Các loại tương kỵ thường gặp

  • Vật lý:

    • Do phối hợp dược chất với dung môi, tá dược không phù hợp:

    + Phối hợp các dược chất ít tan hoặc thực tế không tan với dung môi là nước, ví dụ: Tinh dầu, menthol, long não, bromoform, các sulfamid dạng acid, các chất kháng khuẩn như trimethoprim, các chất chống viêm không steroid như phenylbutazol, ketoprofen, ibuprofen, diclofenac, piroxicam…

    + Phối hợp các dược chất tan trong dung môi phân cực với dung môi không phân cực, ví dụ như các muối alcaloid với dung môi dầu…

    + Dược chất tan được trong dung môi nhưng nồng độ dươc chất quá cao vượt quá độ tan, chẳng hạn như thuốc tiêm natri diclofenac, elix paracetamol…

    + Trong thành phần có nhiều dược chất tan được trong dung môi nhưng tổng lượng chất tan vượt quá nồng độ bão hòa, thường gặp trong các đơn potio.

  • Hóa học:

Loại tương kỵ này thường gặp trong các dạng thuốc lỏng, do kết quả của 4 loại phản ứng sau:

  • Phản ứng trao đổi.
  • Phản ứng kết hợp.
  • Phản ứng oxy hóa khử.
  • Phản ứng thủy phân.
  • Dược lý

tương kỵ hóa học

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.