Tiến hành pha chế thuốc tiêm

  • Contents

    Thuốc tiêm dung dịch

Khi pha chế thuốc tiêm hay thuốc tiêm truyền dạng dung dịch và sản phẩm thuốc được tiệt khuẩn bằng nhiệt sau khi đóng ống (chai) thì thực hiện theo trình tự pha chế

thuốc tiêm dung dịch

Trong phòng vô khuẩn:

  • Tiến hành các công đoạn: cân hóa chất, dung môi, hòa tan các chất tan (chú ý trình tự hòa tan), điều chỉnh pH, điều chỉnh thể tích, kiểm soát quá trình, kiểm nghiệm bán thành phẩm.
  • Lọc trong dung dịch qua màng có lỗ lọc 0,45 pm. Phải kiểm tra sự nguyên vẹn của màng trước khi lọc và độ trong của dịch lọc.
  • Vô khuẩn bằng cách lọc: các dung dịch thuốc tiêm có thành phần không bền với nhiệt, không tiệt khuẩn được bằng nhiệt thì thực hiện vô khuẩn bằng cách lọc qua màng có lỗ lọc 0.22 pm. Dịch lọc vô khuẩn được đóng ngay vào ông (lọ) vô khuẩn và hàn kín.
  • Đóng thuốc (đóng hàn ông với thuốc tiêm đóng ông hoặc đóng chai hay túi với thuốc tiêm truyền): phải thường xuyên kiểm tra thể tích thuốc đã đóng vào ông (chai) để điều chỉnh kịp thời trong quá trình đóng thuốc, đảm bảo đủ thể tích quy định (xem trong phần yêu cầu chất lượng thuốc tiêm).

Tiệt khuẩn bằng nhiệt (áp dụng với các thuốc tiêm bền với nhiệt): thuốc sau khi đóng ống, chai, lọ và đã được hàn hay đậy nắp kín sẽ chuyển sang phòng tiệt khuẩn. Tùy theo thuốc tiêm mà áp dụng:

  • Tiệt khuẩn dung dịch thuốc tiêm dầu bằng nhiệt khô ở 180°c trong 30 phút.
  • Tiệt khuẩn các dung dịch thuốc tiêm nước bằng nhiệt ẩm ở nhiệt độ và thời gian như ghi ở bảng 3.13 trang 146.

Các công đoạn tiếp theo là ghi nhãn, đóng gói, kiểm nghiệm thành phẩm và nhập kho (chỉ nhập kho thành phẩm khi kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng).

  • Thuốc tiêm hỗn dịch

Thuốc tiêm hỗn dịch là một trong những dạng thuốc tiêm khó sản xuất thể hiện ở hai khía cạnh: Phải duy trì được mức độ phân tán của dược chất trong chế phẩm và đồng thời phải đảm bảo yêu cầu vô khuẩn của một chế phẩm thuốc tiêm nhưng lại không được tiệt khuẩn sản phẩm thuốc tiêm hỗn dịch bằng nhiệt sau khi đóng ống)

Thuốc tiêm hỗn dịch

  • Nếu tiệt khuẩn thuốc tiêm hỗn dịch bằng nhiệt, nhiệt độ cao sẽ làm tăng độ tan của dược chất trong môi trường phân tán, các tiểu phân dược chất bị hòa tan một phần hay hoàn toàn nhưng khi thuốc nguội, dược chất sẽ kết tinh lại thành các tinh thể có hình dạng, kích thước và dạng thù hình rất khác nhau mà nhà sản xuất không thể kiểm soát được, làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc.
  • Nhiệt độ cao cũng có thể gây những biến đổi trong thuốc, nhất là khi hỗn dịch có thành phần không bền với nhiệt.

Chính vì vậy, thuốc tiêm hỗn dịch phải được pha chế trong điều kiện môi trường, thiết bị vô khuẩn và phải áp dụng các phương pháp tiệt khuẩn thích hợp đối với từng công đoạn sản xuất cụ thể. Có thể pha chế thuốc tiêm hỗn dịch theo hai phương pháp sau:

  • Phân tán được chất rắn vô khuẩn vào chất dẫn vô khuẩn trong điều kiện môi trường và thiết bị vô khuẩn qua các bước:
  • Chuẩn bị được chất rắn vô khuẩn có kích thước tiểu phân như đã định. Bột được chất vô khuẩn có thể thu được bằng cách kết tinh vô khuẩn hay tiệt khuẩn bằng bức xạ sau đó phân chia mịn bằng máy xay thích hợp trong điều kiện vô khuẩn.
  • Hòa tan các thành phần khác vào dung môi thành một dung dịch hay từng dung dịch riêng rẽ, lọc trong nếu cần, tiệt khuẩn các dung dịch này (bằng cách lọc hoặc nhiệt ẩm hoặc nhiệt khô tùy thuộc vào bản chất của dung dịch).
  • Tạo khối bột nhão giữa bột dược chất vô khuẩn với một lượng vừa đủ dung dịch vô khuẩn đã chuẩn bị trên (thường dùng dung dịch chất gây thấm).
  • Phân tán bột nhão được chất vào dung dịch vô khuẩn còn lại và cho hỗn dịch qua thiết bị đồng nhất hóa để thu được hỗn dịch đồng nhất.

Ví dụ pha hỗn dịch tiêm procain penicilin: hòa tan lecitin, natri citrat povidon, polyoxyethylen sorbitan monooleat trong nước cất pha tiêm, tiệt khuẩn dung dịch này bằng cách lọc qua màng lọc có lỗ lọc 0,22 pm vào thiêt bị đổng nhất hóa vô khuẩn, thêm dần bột dược chất (bột mịn, vô khuẩn) vào môi trường phân tán trên để thu được hỗn dịch đồng nhất, tiến hành kiểm nghiệm bán thành phẩm, rồi đóng ống (lọ) trong điều kiện vô khuẩn.

  • Ngưng kết do thay đổi dung môi:

Ví dụ pha hỗn dịch tiêm testosteron: pha dung dịch chất dẫn và tiệt khuẩn. Hòa tan testosteron trong aceton và tiệt khuẩn dung dịch này bằng cách lọc qua màng lọc có lỗ lọc 0,22 pm (dùng màng lọc chịu được dung môi hữu cơ). Thêm dung dịch testosteron đã vô khuẩn vào dung dịch chất dẫn vô khuẩn, testosteron sẽ kết tinh lại. Pha loãng hỗn dịch với chất dẫn, trộn đều, để cho tinh thể lắng xuống, hút loại dịch trong. Thêm chất dẫn và lại làm như vậy vài lần tới khi loại hết aceton. Pha loãng hỗn dịch đến thể tích đã định và đóng lọ trong điều kiện vô khuẩn.

  • Thuốc tiêm nhũ tương

Thuốc tiêm nhũ tương là một hệ phân tán vi dị thể gồm 2 pha chất lỏng không đồng tan với nhau gọi quy ước là pha dầu và pha nước, trong đó một pha được phân tán vào pha kia dưới dạng các giọt có đường kính cỡ 0,1 – 0,5 nhờ có chất nhũ hóa thích hợp như lecitin, phospho lipid, polysorbat.

Thuốc tiêm nhũ tương

Để đảm bảo kích thước giọt của pha phân tán sau khi thực hiện phân tán pha dầu vào pha nước hoặc ngược lại để tạo thành nhũ tương, cần lọc nhũ tương qua màng lọc có lỗ lọc 0,5 pm.

Trong quá trình bảo quản chế phẩm thuốc, kích thước giọt của pha phân tán có thể tăng lên do các giọt phân tán tự động kết tập lại với nhau tạo ra các giọt lớn hơn, do vậy rất dễ gây tai biến khi tiêm, đặc biệt là các nhũ tương D/N dùng tiêm tĩnh mạch.

Nói chung, nhũ tương tiêm là một dạng thuốc khó về mặt bào chế. Trong thực tế có một vài nhũ tương dầu béo kiểu D/N dùng tiêm truyền tĩnh mạch để cung cấp năng lượng cho người bệnh.

  • Thuốc tiêm dạng bột khô

Nhiều dược chất rất không ổn định về tính chất vật lý và hóa học khi hòa tan hay phân tán trong môi trường nước ở dạng dung dịch hay hỗn dịch. Đối với những thuốc tiêm có thành phần dược chất như vậy thường được bào chế dưới dạng bột khô và chỉ được pha lại thành dung dịch hay hỗn dịch ngay trước khi tiêm. Các thuốc tiêm dạng bột khô có thể được bào chế bằng phương pháp đông khô hay sấy phun.

  • Đông khô:

Đông khô là một quá trình làm khô dung dịch nước đã được đông lạnh ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ơtecti của dung dịch, dung môi được loại trực tiếp từ pha rắn không qua pha lỏng dưới áp suất giảm (thường dưới 100 pm Hg), cho ra sản phẩm khô.

Kỹ thuật đông khô có nhiều ưu điểm:

  • Quá trình làm khô được tiến hành ở nhiệt độ thấp nên hạn chế được tốc độ phản ứng hóa học phân hủy được chất ở mức rất thấp.
  • Sản phẩm khô thu được có diện tích bề mặt riêng lớn nên sẽ hòa tan rất nhanh khi cần hòa tan trở lại.
  • Thuốc được phân liều vào lọ trước khi đông khô ở dạng dung dịch nên dễ dàng đạt được yêu cầu đồng nhất về hàm lượng dược chất trong từng đơn vị sản phẩm, đồng thời giảm thiểu được sự nhiễm chéo so với thuốc được đóng vào lọ ở dạng bột.
  • Giảm thiểu sự oxy hóa được chất do hạn chế sự có mặt của oxy trong quá trình sản xuất do sản phẩm được làm khô trong môi trường chân không và việc đóng lọ cũng được thực hiện trong chân không hoặc dưới áp lực của khí trơ đưa vào khi đóng nắp lọ.

Với các ưu điểm trên, phương pháp đông khô được áp dụng với các dược chất dễ bị thủy phân, dược chất ít tan, dược chất nhạy cảm với nhiệt, các thuốc cần dùng trong trường hợp khẩn cấp.

Tuy vậy, kỹ thuật đông khô cũng có những hạn chế:

  • Một số protein có thể bị phá hủy bởi quá trình đông lạnh hay quá trình làm khô.
  • Độ ổn định của thuốc ở trạng thái rắn có thể phụ thuộc vào dạng kết tinh hay vô định hình của dược chất trong sản phẩm, nếu quá trình đông khô tạo ra chất rắn vô định hình và dạng này không ổn định thì sản phẩm sẽ không đạt chất lượng như mong muốn.
  • Giá thành tương đối cao.

,       Dịch phun

Nguyên tắc chung để bào chế

Không khí nóng

một thuốc tiêm đông khô bằng phương                                      1

– Pha chế dung dịch thuốc với đầy đủ các thành phần theo công thức đã xây dựng và triệt khuẩn dung dịch thuốc bằng cách lọc qua màng có lỗ lọc 0,22pm.
– Đóng dung dịch vô khuẩn vừa thu được vào lọ vô khuẩn, nắp bằng nút cao su có xẻ rãnh ở phần dưới của nút (đường bay hơi của dung môi) và chuyển vào buồng đông lạnh của thiết bị đông khô để cho dung dịch đóng băng ở nhiệt độ – 35°c đến – 45°c.

pháp đông khô được thực hiện qua các bước:

  • Khi sản phẩm đã đông rắn hoàn toàn, tiến hành hút chân không để giảm áp suất hơi ở buồng đông khô xuống dưới áp suất hơi của nước đá và cung cấp nhiệt cho giá để tạo năng lượng cần thiết cho sự thăng hoa. Dưới những điều kiện đó nước sẽ bay hơi trực tiếp từ trạng thái rắn tạo ra bánh thuốc khô, xốp. Khi đó phần lớn dung môi được loại đi
  • Tiếp tục cung cấp nhiệt để làm khô thuốc đến độ ẩm xác định với chế độ sấy ở mức dưới 40°c.
  • Khi sản phẩm đã khô hoàn toàn, các lọ được đóng kín ngay trong buồng đông khô, bộ phận nén thủy lực sẽ đẩy các nút cao su khít vào miệng lọ thuốc.
  • Lấy sản phẩm ra khỏi buồng đông khô, đóng nắp nhôm và hoàn thiện sản phẩm.
  • Sấy phun:

Nguyên tắc: Trước hết, pha dung dịch thuốc (theo công thức đã xây dựng), tiệt khuẩn dung dịch này bằng cách lọc qua màng có lỗ lọc 0,22 pm, dịch lọc vô khuẩn được bơm vào máy sấy phun và được phun vào buồng sấy của máy qua một đầu vòi phun dưới áp suất phun thích hợp (tạo ra từ một máy nén khí), áp lực phun cao sẽ chuyển dung dịch thành dạng khí dung, dòng khí dung này được tiếp xúc trực tiếp với luồng không khí nóng vô khuẩn thổi cùng chiều, dung môi từ các giọt khí dung sẽ bay hơi rất nhanh do có diện tiếp xúc lớn và để lại thuốc khô. Bột thuốc sau đó được đóng lọ bằng máy đóng bột thích hợp. Toàn bộ quá trình phải được thực hiện trong điều vô khuẩn.

Sấy kinh tế hơn so với đông khô, nhưng đây cũng là kỹ thuật sản xuất thuốc tiêm dạng bột vô khuẩn rất khó thực hiện do kỹ thuật này đòi hỏi phải lọc loại khuẩn một lượng rất lớn không khí và việc đảm bảo yêu cầu vô khuẩn của toàn bộ thiết bị phun sấy cũng như khối bột sau khi phun sấy từ máy sấy phun sang máy đóng bột không hề đơn giản

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.