Thuốc cốm

Đại cương

Thuốc cốm (granules) là dạng thuốc rắn, được điều chế từ bột thuốc và tá dược dính tạo thành các hạt nhỏ xốp (đường kính từ l-2mm) hay sợi ngắn xốp, thường dùng để uống.

thuốc cốm

Thuốc cốm là dạng thuốc dùng thích hợp cho trẻ em. Một số dược chất ít bền ở dạng lỏng, có thể bào chế thành dạng cốm pha dung dịch hay hỗn dịch (kháng sinh, men…). Dược chất có mùi vị khó uống có thể chế thành cốm pha sirô, cốm sủi bọt.

Tá dược độn hay dùng trong thuốc cốm thường là các loại bột đường (saccarose, lactose…) để kết hợp điều vị cho chế phẩm.

Tá dược dính hay dùng nhất là sirô, dung dịch PVP, dung dịch CMC…

Nếu là cốm pha hỗn dịch, trong thành phần thường có thêm tá dược rã, tá dược gây thấm, ổn định…

Ngoài các loại tá dược nói trên, thuốc cốm còn cần có những tá dược điều hương vị thích hợp.

Thuốc cốm được bào chế bằng 2 phương pháp chính: xát qua rây hoặc phun sấy.

Phương pháp xát qua rây tương đối đơn giản, dễ thực hiện, qua các bước:

– Trộn bột kép: tiến hành trộn bột kép dược chất hoặc dược chất với tá dược rắn theo nguyên tắc chung.

-Tạo khối ẩm – xát hạt: Trộn bột kép với tá dược dính lỏng trong thiết bị nhào trộn thích hợp để liên kết các tiểu phân bột. Tỉ lệ và loại tá dược dính, thiết bị và thời gian nhào trộn cần được xác định cho từng công thức cụ thể. Nếu muốn xát thành sợi cốm thì mức độ liên kết giữa các tiểu phân bột phải cao hơn xát thành hạt (tạo thành khối dẻo). Với tá dược dính có độ nhớt cao và thời tiết lạnh, nên đun nóng tá dược dính trước khi trộn để dễ trộn đều. Sau khi trộn xong nên để khối ẩm ổn định trong khoảng thời gian thích hợp (30 – 45 phút), rồi xát hạt (hoặc sợi) qua cỡ rây thích hợp (1-2 mm).

  • Sấy hạt – sửa hạt: Tản hạt ra khay thành lớp mỏng, sấy ở nhiệt độ thích hợp (40 – 70°C) đến làm âm dưới 5%. Sửa hạt qua cỡ rây quy định để loại bỏ bột mịn và cục vón, làm cho kích thước hạt đồng nhất hơn.

Phương pháp phun sấy thường dùng bào chê ccứn tan, cốm thuốc từ các dịch chiết dược liệu. Kỹ thuật phun sấy đã được giới thiệu trong phần chiết xuất.

Thuốc cốm thường được đóng gói trong túi giấy thiếc kín theo liều 1 lần dùng. Cốm pha hỗn dịch, pha siro có thể đóng nhiều liều trong chai lọ nhựa hay thủy tinh chia vạch có chừa lại dung tích để thêm nước khi dùng (như với thuốc bột).

cốm trẻ em đựng trong hộp nhựa

Theo DĐVN, thuốc cốm cần phải được kiểm soát chất lượng về các chỉ tiêu sau:

  • Hàm lượng nước không quá 5%.
  • Độ đồng đều khối lượng: Sai lệch 5%.
  • Độ hòa tan (với cốm tan): Thêm 20 phần nước nóng vào 1 phần thuốc cốm, khuấy trong 1 phút, cốm phải tan hoàn toàn.

Với cốm sủi bọt, Dược điển Anh (BP 1998) quy định phải rã trong vòng 5 phút khi cho vào cốc có chứa 200ml nước ở 15 – 25°c.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.