Tá dược màu dùng để điều chế viên nén

Được thêm vào viên để nhận biết, phân biệt một số loại viên, làm cho viên đẹp hoặc để kiểm soát sự phân tán của một số dược chất dùng ở liều thấp trong viên.

Việc cho thêm chất màu vào viên làm cho quá trình bào chế và bảo quản viên thêm phức tạp: Một số chất màu tương kỵ với dược chất, làm thay đổi độ tan của dược chất. Một số chất màu gây phản ứng phụ (như dị ứng,…) hay độc tính. Phần lớn chất màu không bền, làm cho viên bị biến màu trong quá trình bảo quản.

thuốc dùng tá dược erythrosin

Chất màu dùng cho viên phải là chất màu thực phẩm, không độc, chỉ cần dùng ở tỷ lệ nhỏ và có màu ổn định. Phần lớn chất màu được dùng trong bao viên:

  • Erythrosine (Red 3): Màu đỏ, tan trong nước, glycerin, hơi tan trong cồn, không tan trong dầu. Dễ hút ẩm, tương đối bền với nhiệt và tác nhân oxy hóa, ít bền với ánh sáng.
  • Ponceau 4R (Brilliant Scarlet): Màu đỏ tươi, tan trong nước, tương đôi bên và ít độc.
  • Carmin (Naturel red 4): Màu đỏ, chứa 50% acid carminic được hấp phụ trên cơ chất không tan, tương đối bền với ánh sáng và tác nhân oxy hóa.
  • Allura red AC (Red 40): Là chất màu được dùng khá rộng rãi trong thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm, màu tương đối bền, tan trong khoảng pH rộng.
  • Tartrazin (Yellow 5): Tan trong nước, glycerin, cho màu vàng tươi, tương đối bền, có thể gây dị ứng khi uống, do đó hiện nay một số nước không dùng.
  • Sunset Yellovy (Yellovy 6): Tan trong nước cho màu vàng, ít bên với ánh sáng và tác nhân oxy hóa.
  • Riboflavin: Màu vàng nguồn gốc thiên nhiên, tan trong nước, không bền với ánh sáng, ít độc.
  • Brilliant blue (Blue 1): Tan trong nước cho màu xanh tương đôi bên với nhiệt nhưng ít bên với ánh sáng và tác nhân oxy hóa.
  • Indigotine (Blue 2): Dễ tan trong nước, cho màu xanh, ít bền với ánh sáng và tác nhân oxy hóa.
  • Fast Green (Green 3): Màu xanh, tan trong nước, bền với nhiệt độ nhưng dễ bị oxy hóa.
  • thuốc viên nén dùng tá dược màu

Các chất màu trên thị trường có thể ở dạng đơn chất hoặc được hấp phụ trên một chất mang trơ không tan (thường là nhôm hydroxyt). Loại hấp phụ trên chất mang thường dùng nhuộm màu bột kép, khi dùng có thể pha loãng dần với tá dược trơ như tinh bột, bột đường,… để được hỗn hơp màu đồng nhất.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.