Sâm bổ chính

Tên khoa học là: Radix Hibisci sagittifolli

Dược liệu là củ của cây sâm bổ chính: Abelmoschus sagittifolius ( Kurz ) Mer. họ Bông: Malvacaae.

1.Đặc điểm thực vật và phân bố.

Cây thuộc thảo cao 0,5 – 1m, sống nhiều năm, mọc đứng yếu ớt. Thân có lông. Lá mọc sole thường chia thành 5 thùy, thùy giữa dài và nhọn, gân lá hình chân vịt, gân mặt trên gần cuống có màu tía. Lá kèm hình sợi. Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, 5 cánh màu hồng, đài phụ.

Gồm 7 – 10 bộ phận, đài hoa sớm rụng, nhiều nhị dính liền nhau thành một ống, bầu có lông, vòi có 5 núm nhụy. Quả hình trứng nhọn, mặt ngoài có lông. Hạt hình thận màu nâu. Sâm bổ chính được trồng ở nhiều nơi nước ta, gieo hạt vào tháng 2 – 3 cây ưa ánh sáng. Cần phân biệt với sâm báo, mọc ở núi Báo ( Thanh Hóa ) có hoa màu vàng và cây nhỏ hơn.

cây sâm bổ chính

2.Bộ phận dùng và thu hái

Rễ củ hình trụ thót dần về phía dưới dài 10 – 20cm, đường kính 0,5 – 2,5cm. Nhiều khi gặp những củ có phân nhánh và nom giống hình người.

Người ta thu hoạch vào tháng 11 – 12 hoặc 1 – 2, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi khô hay cạo vỏ, đồ chín rồi làm khô. Vết bẻ có màu trắng, có nhiều bột, không có xơ, vị nhạt, nhầy dính khi tiếp xúc với nước.

rễ củ của cây sâm  bổ chính

3.Thành phần hóa học

Chất nhầy khoảng 40%, nhiều tinh bột. Các thành phần khác chưa được nghiên cứu.

4.Công dụng

Ở nước ta nhân dân dùng sâm bổ chính để làm thuốc bổ, thuốc chữa ho. Ngày dùng 16 – 20g hoặc có thể 40g. Sâm bổ chính đã được ghi vào dược điển Việt Nam.

Tính vị: Vị ngọt nhạt có chất nhầy, tính bình, có tác dụng bổ mát, nhuận phế, dưỡng tâm, sinh tân dịch, sao với gạo thì tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêu hóa, thêm mạnh sức. Ở Trung Quốc, người ta xem rễ, lá như có tác dụng tư âm thanh nhiệt, bài nung bạt độc.

Trước đây, Hải Thượng Lãn ông dùng rễ sâm bổ chính phối hợp hợp với các thuốc khác để chữa bệnh ho, sốt nóng, gầy mòn.

Hiện nay nhiều người dùng nó làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa được bệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới. Dùng ngoài lấy lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*