Phương pháp ngưng kết để điều chế hỗn dịch thuốc

Dựa trên cơ sở của quá trình kết hợp các tiểu phân kích thuốc bé như các ion. phân tử, micell thành các tiểu phân lớn hơn có kích thước đặc trưng cho các tiểu phân của hệ phân tán hỗn dịch (đường kính lớn hơn 0,1 micromet).

Trong thực hành, phương pháp này thường được áp dụng để điều chế các hỗn dịch thuốc mà chỉ trong quá trình điều chế được chất rắn ở dạng tiêu phân phản tán giống chất dẫn mới được tạo ra dưới dạng kết tủa

Kết tủa này thường do khi pha chế phối hợp các dược chất với chất dẫn xảy ra các hiện tượng có một số dược chất bị thay đổi dung môi hoặc phản ứng trao đổi ion với nhau để tạo ra những chất mới không hòa tan hoặc rất ít hòa tan trong/ chất dẫn.

Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp này để điều chế các thuốc hỗn dịch trong thành phần có các dược chất rắn không hòa tan trong chất dẫn của thuốc nhưng lại rất dễ tan trong các dung môi trơ khác                                                                                                                                           **        •

Rp‘. Long não
Nước cất vđ D.s súc miệng
0,2 g

100 ml

cây long não

Ví dụ:

Đơn thuốc này về nguyên tắc có thể điều chế bằng phương pháp phân tán nhưng hỗn dịch thu được sẽ rất thô. Hỗn dịch sẽ mịn hơn rất nhiều nếu điều chế bằng phương pháp ngưng kết.

Long não rất ít tan trong nước nhưng lại rất dễ tan trong ethanol cao độ nên có thể chế hỗn dịch trên bằng cách hòa tan long não trong một lượng ethanol thích hợp rồi ngưng kết long não vào nước để tạo thành hỗn dịch.

Khi áp dụng phương pháp ngưng kết cần lưu ý: Để thu được dung dịch có chất lượng cao và kết tủa rất mịn, nếu được chất kết tủa là những chất khó thấm môi trường phân tán. phải tiến hành kết tủa trong sự có mặt của các chất gây thấm. Tỷ lệ chất gây thấm được dùng tùy thuộc vào mức độ thấm của chất kết tủa (khó thấm hoặc hầu như không thấm ra môi trường phân tán).                                 •

  • Ngưng kết do thay đổi dung môi

Đối với trường hợp hỗn dịch được tạo ra do có một số dược chất bị thay đổi dung môi và kết tủa khi đem pha chế hỗn hợp với chất dẫn (ví dụ : chế các potio hoặc lotio có kê phối hợp với các thuốc hoặc cao lỏng điều chế từ các dược liệu chứa tinh dầu hoặc chất nhựa với chất dẫn là nước) phải trộn trước dung dịch được chất sẽ kết tủa với dịch thể của một chất thân nước (như siro, dung dịch của một chất keo thân nước, glycerin, Tween 80…) rồi phối hợp từ từ từng ít một hỗn hợp này vào toàn bộ lượng chất dẫn, trong quá trình phối hợp phải luôn quây trộn.

Ví dụ:

Hai loại cồn thuốc có trong đơn được điều chế bằng phương pháp chiết xuất dùng cồn 70°. Các hợp chất tan trong cồn 70° có trong dược liệu, ít tan trong nước, khi phối hợp với dung dịch natri bromid sẽ kết tủa tạo thành hỗn dịch đục. Hiện tượng kết tủa càng rõ khi phối hợp các loại cao lỏng mà dung môi chiết xuất là cồn cao độ. Ngoài ra các cồn thuốc chứa tinh dầu (tiểu hồi, bạc hà…) phối hợp với nước cũng sẽ kết tủa các hợp chất không tan trong nước (anethol, menthol…)Rp. Dung dịch natri bromid 6% Cồn convallaria Cồn valerian

Dung dịch natri bromid 6%

  • Ngưng kết do phản ứng hóa học tạo kết tủa

Đối với trường hợp hỗn dịch được tạo ra do các chất phản ứng trao đổi với nhau, tạo thành các chất mới không hòa tan trong chất dẫn (chất kết tủa có tác dụng dược lí mong muốn), phải dùng toàn bộ lượng chất dẫn có trong công thức hoặc đơn thuốc để hòa tan riêng từng chất thành dung dịch thật loãng rồi mới phối hợp dần dần với nhau, đồng thời khuấy trộn để phân tán đều.

Ví dụ:

0,25 g 0.25 g 180 ml

Rp. Kẽm sulíat

Chì Acetat Nưóc cất M.f. Susp

Là chế phẩm có tác dụng sát khuẩn và làm sạch đường tiết niệu.

Khi phối hợp dung dịch hai muối trên, sẽ xảy ra phản ứng trao đổi tạo thành kẽm acetat tan trong nước và chì sulíat kết tủa rất mịn:

ZnS04 + Pb(CH3COO)2 ——– ► PbS04 + Zn(CH3COO)2

Hoặc hỗn dịch nước của Fe(OH)3 và MgO dùng để chống ngộ độc asen. Khi uống vào dạ dày Fe(OH)3 sẽ kết hợp với As203 tạo thành FeAs03 không tan và chất độc bị loại ra ngoài cơ thể qua đường tiêu hóa.

Cũng cần lưu ý thêm rằng trong kỹ thuật điều chế hỗn dịch thuốc, có nhiều trường hợp phải áp dụng kết hợp cả hai phương pháp phân tán và ngưng kết nói trên để thu được chế phẩm.

Ví dụ:

0,2 g

15 g 30 g 100 ml

Rp. Benzonaphtol

Cồn kép opi-benzoic Siro đơn Nước cất vđ M.f. potio

Đối với benzonaphtol có thể áp dụng phương pháp phân tán cơ học để điều chế thành hỗn dịch trong nước, nhưng cồn kép opi-benzoic cũng tạo thành hỗn dịch khi được phối hợp với nước do trong cồn thuốc này có chứa acid benzoic, long não và tinh dầu tiểu hồi dễ tan trong cồn cao độ nên sẽ bị kết tủa (ngưng kết) do bị thay đổi dung môi khi đem phối hợp với nước.

Đối với các hỗn dịch thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt về mặt kỹ thuật điều chế có một số đặc điểm khác so với kỹ thuật điều chế chung đã nói trên đây nên sẽ được trình bày trong các chương về các dạng thuốc đó.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.