Phân loại và tính chất của gôm và chất nhầy

1.Phân loại

Người ta có thể chia gôm và chất nhầy thành 3 nhóm theo cấu tạo hóa học.

Nhóm trung tính: Nhóm này về mặt cấu tạo hóa học là những glactomannan. Galactomannan là các polysaccharid mà phân tử gồm các gốc D -mannmose và D -galactose, glucomannan là các polysaccharid mà các phân tử gồm các gốc D -mannose và D -glucose. Galactomannan của mỗi loại cây thì khác nhau về tỷ lệ giữa các gốc galactose và mannose, khác nhau về cấu trúc và phân tử lượng.

Nhóm acid,  thành phần có acid uronic: Đại diện cho nhóm này là gôm tiết ra ở thân cây, ví dụ gôm arabic. Phân tử polysaccharid của gôm arabic có phân tử lượng khoảng 250.000, phân nhánh nhiều và cấu tạo bởi các đơn vị D -galactolyranosse, L – arabinnosse, L -rhamnose, acid  D -glucuronic theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1, trong đó mạch chính gồm những đơn vị D -galactopyranosse nối với nhau theo dây nối β – ( 1→ 3 ).

Nhóm acid, thành phần gốc sulffat. Đại diện cho nhóm này là thạch Agar Agar.

Thạch là sản phẩm chế từ một số loài tảo biển. Thành phần của thạch chứa chừng 70 – 80% polysaccharid 10 – 20% nước, 1,5 – 4% chất vô cơ. Phần polysaccharid cấu tạo bởi gốc D – và L – galactose, 3,6 – anydrogalactose các pentose, acid glucuronic và các gốc sulfat. Người ta chia 2 loại polysaccharid khác nhau : agarose và agaropectin.

Agarose là polysaccharid bởi các gốc β – D – galactopyranose theo dây nối ( 1 → 3 ) luân phiên với 3, 6 -anhydro α  – L -galactopyranose theo dây nối ( 1 → 4 ) ( đường đôi này có tên là  agaro biose ) ngoài ra còn có mặt các đơn vị D – galatose mang nhóm 6 – O -methyl một lượng rất ít D – xylose. Agarose chiếm khoảng 55 – 66% và có thể tách bằng cách kết tủa với polyethylen glycol.

Agaropectin thì chiếm khoảng 40% của toàn bộ polysaccharid, có cấu trúc phức tạp. Thành phần có acid glucuronic, D -galactose, 3, 4 – anhydro L -galactose. Một phần của các đơn vị đường được ester hóa với  acid sulfuric.

dược liệu chứa gôm

2.Tính chất

Gôm và chất nhầy hòa tan trong nước tạo thành dung dịch keo  có độ nhớt cao, hoàn toàn không tan trong các dung môi hữu cơ như ether, benzen, chloroform. Độ tan trong cồn thay đổi tùy theo độ cồn và tùy theo loại gôm hay chất nhầy, cồn cao độ thì không tan. Gôm và chất nhầy bị tủa bởi  chì acetat trung tính hoặc kiềm và khác pectin ở chỗ không bị tác động enzym pectinesterse. Gôm và chất nhầy có tính quang hoạt. Loại gôm và chất nhầy nào có cấu tạo chuỗi thẳng thì được tạo màng nhưng ít có tính dính, trái lại loại nào có cấu tạo phân nhánh thì khó tạo màng nhưng ít có tính dính, trái lại loại nào có cấu tạo phân nhánh thì khó tạo màng nhưng có tính dính cao. Độ nhớt của dung dịch thuộc nhóm trung tính thì thay đổi ít theo pH còn nhóm acid thì thay đổi theo pH. Chất nhầy bắt màu xanh với methylen nên có thể lợi dụng để định tính chất nhầy trên vi phẫu thực vật.

dược liệu chứa chất nhầy

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.