Một số ví dụ nước thơm

  • Contents

    Nước thơm lá đào

Công thức: Lá đào tươi                   100 g

Nước cất                      400 ml

Cắt nhỏ, giã dập lá đào cho vào dụng cụ  kéo bằng hơi nước. Tiến hành cất và hứng 100 ml nước thơm. Lọc nước thơm qua giấy lọc đã thấm nước.

Sau khi cất xong phải định lượng acid cyanhydric toàn phần (kết hợp và tự do). Nước thơm lá đào phải trong, mùi dễ chịu, chứa 0,1% acid cyanhydric. Đóng lọ đầy, nút kín, để chỗ tốì.

nước thơm lá đào

  • Nước thơm bạc hà

Công thức: Ngọn bạc hà tươi                100 g

Nước cất vđ.

Cắt nhỏ ngọn bạc hà. Cất kéo với hơi nước. Hứng lấy 100 g thành phẩm. Nếu không có bạc hà tươi, dùng bạc hà khô, 20 g bạc hà khô ứng với 100 g bạc hà tươi.

Thành phẩm là chất lỏng hơi đục, mùi bạc hà, vị mát dễ chịu. 100 ml nước thơm bạc hà chứa 0,03 – 0,04% tinh dầu.

Có thể điều chế nước thơm bạc hà bằng phương pháp hòa tan tinh dầu như sau:

Tinh dầu bạc hà                           1,5 g

Nước cất vđ.                         100ml

Bột talc                                           15 g

Nghiền tinh dầu bạc hà với bột talc, sau đó lắc mạnh với nước cất đun sôi để nguội đến 40 – 50°c. Để yên 24 giờ. Thỉnh thoảng khuấy. Sau đó lọc qua giấy lọc đã thấm nước. Dung dịch trong hoặc hơi đục, không màu, có mùi vị bạc hà.

nước thơm bạc hà

  • Nước thơm tiểu hồi

Công thức: Tinh dầu tiểu hồi 2g
Tween 20 20 g
Ethanol 90° 300g
Nước cất 678 ml

Trộn tinh dầu tiểu hồi với Tween 20. Thêm ethanol. Thêm dần nước cất đã đun sôi để nguội đến 40 – 50 °c, vừa thêm vừa khuấy cho đến khi dung dịch trong hoàn toàn.

Nước thơm tiểu hồi

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.