Một số dung dịch chống đông và bảo quản máu

Khi cơ thể bị mất máu, việc truyền dung dịch các chất cao phân tử như dextran chỉ mang tính chất tạm thời bổ sung thể tích huyết tương thiếu hụt cho cơ thể, nhưng không bổ sung được số lượng tế bào máu đã mất, đặc biệt là khi cơ thể bị mất một lượng máu lớn. Trong những trường hợp như vậy tốt nhất là truyền máu cho bệnh nhân

Để thực hiện được việc truyền máu phải có các dung dịch có tác dụng chống đông và bảo quản máu.

 Dung dịch A. C.D (USP26):

Dung dịch A:

7,3 g

22,0 g

24,5 g 1000 ml

4,4 g 13,2 g 14,7 g 1000 ml

Acid citric khan Natri citrat dihydrat Dextrose monohydrat Nước cất để pha thuốc tiêm vđ.

Dung dịch B

Acid citric khan Natri citrat dihydrat Dextrose monohydrat Nước cất để pha thuốc tiêm vđ.

Có thể dùng acid citric ngậm 1 phân tử nước, natri citrat khan, dextrose khan để pha dung dịch A.C.D nhưng phải tính quy đổi tương đương với lượng dược chất ở dạng ghi trong công thức trên.

Natri citrat là thành phần chính có tác dụng chống đông máu nhưng không bảo quản máu được lâu do pH của dung dịch quá kiểm nếu chỉ dùng một mình natri citrat. Trong công thức có thêm acid citric tạo ra hệ citric – citrat có pH

Natri citrat

  • – 5,5 là pH thích hợp cho đời sống của hồng cầu, glucose có trong dung dịch vừa có tác dụng làm bền màng hồng cầu, đồng thời có tác dụng nuôi dưỡng hồng cầu.

Khi pha chế và kiểm tra chất lượng của dung dịch A.C.D cần lưu ý 2 điểm sau:

  • Natri citrat có trong dung dịch có thể tương tác với một số thành phần trên bề mặt bao bì thủy tinh (nếu dùng chai thủy tinh để đóng dung dịch A.C.D), nhất là dưới tác động của nhiệt khi tiệt khuẩn chế phẩm (121°c trong 30 phút), có thể có các vẩy thủy tinh trong dung dịch, là nguyên nhân gây tai biến tắc mạch hoặc vỡ thành mạch khi truyền cho bệnh nhân. Để tránh thủy tinh phải dùng bao bì thủy tinh trung tính hoặc bao bì chất dẻo thích hợp và phải soi kiểm tra kỹ trước khi sử dụng để trữ máu.
  • Dung dịch A.C.D phải tuyệt đối vô khuẩn và không có chất gây sốt. Để kiểm tra chất gây sốt trên thỏ, trước khi tiêm cho thỏ, dung dịch A.C.D phải được pha loãng bằng dung dịch NaCl 0,9% vô khuẩn và không có chất gây sốt, sao cho nồng độ natri citrat chỉ là 0,5%.

Liều lượng và thời hạn bảo quản:

– Cứ 15 ml dung dịch A hoặc 25 ml dung dịch B được cộng thêm với 100 ml máu tươi. Máu đã được chống đông trong dung dịch A.C.D được dùng trong vòng 21 ngày kể từ ngày lấy máu và phải bảo quản máu ở nhiệt độ 4°c.

_ Dung dịch A.C.D chưa trộn lẫn với máu có thể sử dụng trong thời hạn 6 tháng.

  • Dung dịch A.C.D.P (USP26):

2,99 g 26,3 g

2,22 g

25,5 g 1000 ml

3,27 gam 23,06 gam 1,93 gam 23,2 gam 1000 ml

Acid citric khan Natri citrat dihydrat Mononatri phosphat monohydrat Dextrose monohydrat Nước cất để pha thuốc tiêm vđ.

Hoặc pha theo công thức:

Acid citric monohydrat Natri citrat khan Mononatri phosphat khan Dextrose khan

Nước cất để pha thuốc tiêm vđ.

Dung dịch có pH = 5,0 – 6,0 ; 14 ml dung dịch thu nhận được 100 ml máu.

dung dịch chống đông và bảo quản máu

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.