Món ăn hỗ trợ điều trị bệnh động mạch vành người bệnh nên biết

Contents

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh động mạch vành, chế độ và thực đơn ăn uống phù hợp với sinh lý có tác dụng to lớn trong việc điều trị bệnh.

Theo y học cổ truyền, bệnh động mạch vành thuộc các chứng tâm thống (đau tim), hung tê (đau ngực).  Sự phát sinh của bệnh có liên quan tới sự thịnh suy của các tạng tâm (tim), can (gan), thận và tỳ (lá lách) cùng sự mất điều hòa khí huyết gây nên huyết ứ, khí trệ mà dẫn đến tâm thống hoặc hung tê.

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh động mạch vành, chế độ và thực đơn ăn uống phù hợp với sinh lý có tác dụng to lớn trong việc điều trị bệnh.

Dưới đây là một số món ăn có tác dụng chữa bệnh xơ vữa động mạch vành, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện và khẩu vị từng người mà áp dụng linh hoạt để có món ăn ngon lại có tác dụng chữa bệnh.

1. Chuối tiêu chấm vừng đen

Quả chuối tiêu

Dùng 500g chuối tiêu, 15g vừng đen. Vừng đen rang chín, chuối tiêu chấm vừng đen, ăn hết trong ngày. Có tác dụng hạ huyết áp, tốt cho bệnh nhân xơ vữa động mạch vành. .

2. Rau cần nấu với táo tàu

Dùng 500g rau cần, 200g táo tàu, nấu chín rau cần với táo tàu ăn. Có tác dụng hạ huyết áp, an thần, tốt cho người bệnh xơ vữa động mạch vành.

3. Con bố nấu với đậu xanh, đậu đỏ

Dùng 150g côn bố, 150g đậu xanh, 150g đậu đỏ. Cho nước vừa đủ, nấu chín kỹ, thêm đường đủ ngọt, ăn cái, uống nước, ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt với người bệnh xơ vữa động mạch vành.

4. Mộc nhĩ trắng

Mộc nhĩ trắng

Lấy 4g mộc nhĩ trắng, ngâm vào một nước nóng, rửa sạch, sau đó cho vào ấm bằng đất, sắc lấy nước uống, có thể cho vào ít đường trắng. Chia làm 2 lần, uống hết trong ngày. Uống liên tục có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu, tốt cho người bệnh bệnh xơ vữa động mạch vành.

5. Rau chân vịt hấp cách thủy

Dùng 200g rau chân vịt, rửa sạch, cho vào 200ml nước. Hấp cách thủy trong 10 phút. Để nguội sau 1 giờ, gạn lấy nước, chia làm 2 lần, uống hết trong ngày. Có tác dụng hạ huyết áp, tốt cho người bệnh xơ vữa động mạch vành.

6. Cháo đào nhân thêm gia vị

10g đào nhân, 30g sinh địa vàng, 100g gạo, 10g hạt quế, 2 miếng gừng sống. Đào nhân gọt bỏ vỏ, hạt quế nghiền nát, gạo nghiền nhuyễn, dùng lượng rượu trắng với lượng thích hợp chế vào sinh địa, gừng và đào nhân xay lấy nước. Thêm vào gạo lượng nước thích hợp nấu cháo, sau khi sôi cho nguyên liệu và nước thuốc vào nấu chín, cho hạt quế đã nghiền vào.

7. Canh mộc nhĩ đen

6g mộc nhĩ đen, một ít đường trắng. Mộc nhĩ đen ngâm nở, rửa sạch, bỏ vào nồi thêm nước nấu sôi, vặn lửa nhỏ nấu đến nhừ, cho đường cát trắng vào nấu tan là được. Ăn mộc nhĩ, uống canh, mỗi ngày 1 – 3 lần. Có tác dụng: hoạt huyết khử hư, giảm chất béo. Chủ trị bệnh động mạch vành, cholesterol máu hoặc tăng huyết áp thuộc chứng khí trệ, huyết ứ.

8. Canh thịt lợn phật thủ

10g phật thủ, 30g ý dĩ nhân, 6g mộc nhĩ đen, 50g thịt lợn nạc, gia vị lượng thích hợp. Cho các thứ trên vào nồi nấu canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, có thể dùng thường xuyên. Có tác dụng lý khí, hoạt huyết, bổ khí. Chủ trị bệnh động mạch vành, khí trệ huyết ứ.

9. Sơn tra mật ong

500g sơn tra sống, 250g mật ong. Sơn tra rửa sạch, bỏ cuống và hạt để vào nồi, thêm vào lượng nước thích hợp, nấu chín tái, nước gần cạn cho mật ong vào, đun lửa nhỏ nấu cho đến khi chín chắt lấy nước. Chờ nguội cho vào chai dùng dần. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20ml. Có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn, giảm chất béo, tiêu đờm. Chủ trị bệnh động mạch vành, mỡ cao trong máu.

10. Nấm hương xào củ năng

250g củ năng, 150g nấm hương ngâm nước cho nở, gia vị lượng thích hợp. Củ năng bỏ vỏ, cắt miếng, nấm hương rửa sạch, bỏ cả vào chảo xào, rồi thêm các gia vị như muối, đường, bột ngọt xào cho đến chín. Có thể dùng thay thức ăn, giúp giảm chất béo, hóa đờm, tốt cho người bệnh động mạch vành, mỡ cao trong máu và bệnh người bệnh huyết áp.

11. Quả hồng, nước đường phèn

Quả hồng

Mỗi lần dùng 3 quả hồng khô, rửa sạch, cho vào một ít đường phèn. Hấp cách thủy cho đến khi hồng chín mềm là được. Có tác dụng hạ huyết áp, trị bệnh xơ vữa động mạch vành.

12. Trà sơn tra lá sen

Mỗi lần dùng 30g sơn tra, 20g lá sen, cho vào 2 bát nước, sắc lấy một bát, bỏ bã, uống nước. Có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu, tốt cho người bệnh xơ vữa động mạch vành

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.