Sơ lược về chất dẻo

Chất dẻo là những hợp chất hữu cơ có cấu trúc polyme được tạo thành từ các monome nhờ quá trình polyme hóa.

Có 2 nhóm chất dẻo:

  • Các chất hóa dẻo bởi nhiệt (thermoplastics) là những chất mềm dẻo dưới tác động của nhiệt và hóa rắn khi nguội. Ví dụ: polyethylen (PE), poly vinyl clorid (PVC)..                                                                                                                                                        chất hóa dẻo bởi nhiệt

– Các chất hóa cứng bởi nhiệt (thermosets) là những chất chỉ mềm dẻo trong khi chế tạo đồ vật và trở nên cứng vĩnh viễn, chúng không thể mềm dẻo trở lại khi làm nóng nên ít được sử dụng làm vỏ đựng thuốc.

Chất hóa cứng bởi nhiệt

Các polyme được sử dụng phổ biến nhất làm bao bì thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền và thuốc nhỏ mắt là: polyethylen cả ba loại : tỷ trọng thấp (LDPE), tỷ trọng trung bình (MDPE) và tỷ trọng cao (HDPE), polypropylen, polyvinyl clorid, ethylen – vinyl acetat đồng polyme.

Các polyme có thể có cấu trúc mạch thẳng và cấu trúc mạch nhánh tạo thành cấu trúc không gian ba chiều, tùy thuộc vào cấu trúc của monome tạo nên polyme đó. Các polyme là các đại phân tử có phân tử lượng lớn, tùy theo chiều dài của mạch polyme mà chúng có khối lượng phân tử khác nhau, hai polyme được tạo thành từ cùng một loại monome nhưng có khối lượng phân tử khác nhau sẽ thể hiện những đặc tính khác nhau.

polyme

Trong cấu trúc polyme. các phân tử polyme có thể sắp xếp theo một trật tự nhất định (trạng thái kết tinh) và cũng có thể sắp xếp không theo trật tự (trạng thái vô định hình). Polyme ở trạng thái kết tinh đục mờ, cứng, giòn và có khả năng cản trở sự thâm nhập của hơi ẩm, không khí… Trái lại, polyme ở trạng thái vô định hình trong suốt, xốp, mềm dẻo; hơi ẩm, không khí… có thể thâm nhập qua.

Trong cấu trúc của một polyme có cả vùng kết tinh và vùng vô định hình với tỷ lệ khác nhau phụ thuộc vào quy trình chế tạo polyme đó.

Các polyme có tỷ lệ kết tinh cao hơn sẽ giòn và cứng hơn. có độ trong suốt cao hơn. khả năng cản trở sự thâm nhập của các chất tốt hơn.

Một thông số đặc trưng cho các polyme là nhiệt độ chuyển trạng thái (Tg). Tg là nhiệt độ, mà tại nhiệt độ đó polyme chuyển từ trạng thái kính (rắn chắc) sang trạng thái cao su (mềm dẻo). Nhiệt độ chuyển trạng thái không phải là nhiệt độ nóng chảy của polyme, mà là nhiệt độ tại đó sự quay của các liên kết trong phân tử polyme trơ nên dễ dàng hơn, có nghĩa là mạch polyme trơ nên linh động hơn. Nếu polyme có Tg < 25″C, có nghĩa là nó sẽ mềm dẻo ở nhiệt độ phòng. Có thể thay đổi Tg của polyme bằng cách thay đổi mạch polyme hoặc thêm chất hóa dẻo vào thành phần polyme.

Nói chung, polyme không phải là những chất trơ như thủy tinh, chúng có thể bị biến chất, bị oxy hóa trong quá trình chế tạo và sử dụng dưới tác động trực tiếp của oxy. ánh sáng, nhiệt và ẩm…. Để giảm tốc độ thoái hóa, tăng tuổi thọ và tạo ra các bao bì bằng chất dẻo có các đặc tính kỹ thuật mong muốn phù hợp để đóng thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt, thành phần của chất dẻo thường có các chất phụ gia như chất chống oxy hóa, chất ổn định nhiệt, chất hóa dẻo, chất độn, chất màu và chất làm trơn, với tỷ lệ từ 0,01 – 60% so với toàn lượng bao bì.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.