Đẳng trương và đẳng thấm áp

Màng tế bào máu không phải là một màng bán thấm tuyệt đối. Vì vậy, không chỉ có các phân tử nước, mà cả các phân tử của một số chất tan như urea, amoni clorid, alcol, acid boric.v.v…, cũng có thể khuếch tán qua màng. Xét trường hợp dung dịch acid boric 2% là một dung dịch đẳng thẩm áp (có áp suất thẩm thấu bằng áp suất thẩm thấu của huyết tương và có độ hạ bảng điểm bằng độ hạ bảng điểm của huyết tương) nhưng khi trộn tế bào máu với dung dịch này, tế bào máu bị vỡ rất nhiều. Sở dĩ tế bào máu bị vỡ là do các phân tử acid boric đã khuếch tán qua màng vào trong lòng tế bào máu, giống như khi trộn tế bào máu với nước nên đã gây phá máu rất mạnh.

acid boric 2%

Như vậy, một dung dịch đẳng thẩm áp, xác định bằng các phương pháp vật lý, chưa đủ để kết luận dung dịch đó có đảng trương với máu hay không mà phải tiến hành nghiệm pháp Hematocrit: Dùng 2 ông Hematocrit, thêm vào mỗi ống 1 ml hồng cầu. một ông cho thêm 1 ml huyết tương, ông còn lại cho thêm 1 ml dung dịch cần xác định độ đẳng trương, để yên sau 1 giờ, đọc kết quả. Nếu thể tích hồng cầu trong 2 ống không khác nhau thì dung dịch kiểm tra là dung dịch đẳng trương. Nếu thể tích hồng cầu trong 2 ông khác nhau thì dung dịch đó không đẳng trương.

Hematocrit

Tóm lại, một dung dịch thực sự đẳng trương với máu khi dung dịch đó có áp suất thẩm thấu là 7.4 atm, có độ hạ băng điểm là -0,52°c và không làm thay đổi thể tích hồng cầu trong nghiệm pháp Hematocrit.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.