Đặc tính hấp thu của dược chất và những biến đổi hóa học cần thiết

Contents

          . Đặc tính hấp thu của dược chất

Trên thực tế, phần lớn duợc chất được hấp thu qua màng bằng quá trình khuếch tán thụ động. Tốc độ khuếch tán qua màng tuân theo định luật Fick:

^â=^xSx(c,-c2)

dt 1

Trong đó:

K là hệ số phân bố” của dược chất giữa môi trường và màng D là hệ số khuếch tán của dược chất qua màng s là diện tích BMTX giữa môi trường và màng 1 là bề dày của màng

cx – c2 là chênh lệch nồng độ dược chất ở hai bên màng

Với một loại màng sinh học nhất định thì các thông số về màng là không thay đổi. Vì vậy, sự hấp thu phụ thuộc chủ yếu vào bản chất hoá học của duợc chất

  • Hệ số phân bố (HSPB) D/N của duợc chất: bản chất màng sinh học là lipoprotein. Các duợc chất chi thân nước, sẽ khó phân bộ vào phần lipid của màng.

Ngược lại, các duợc chất quá thân dầu sẽ khó hoà tan trong môi trường và dễ bị giữ lại trong phần lipid của màng. Thực tê cho thấy, chỉ có những duợc chất mà HSPB D/N tương đối cân bằng mới dễ đi qua màng. HSPB D/N thực nghiệm được xác định bằng cách cho duợc chất hoà tan trong 2 dung môi thuộc pha dầu và pha nước (thường là octanol/nước), sau đó xác định nồng độ dược chất trong 2 dung môi để tính HSPB K.

K = ^E-

CN

HSPB cho phép dự đoán khả năng khuếch tán của duợc chất qua màng.

  • Sự ion hoá của dược chất: Các dược chất có khả năng ion hoá cao sẽ khó đi qua được phần lipid của màng, mức độ ion hoá của dược chất lại phụ thuộc vào pH môi trường: Ở dạ dày, các acid yếu (pKa > 2,5) tồn tại chủ yếu dưới dạng không ion hoá và được hấp thu khá nhanh, các base yếu thì người lại, chủ yếu tồn tại dưới dạng không ion hoá ở ruột non và được hấp thu ỏ đó.

Khi duợc chất khó hấp thu, người ta tiến hành biến đổi hoá học theo các hướng; tạo muối hoặc tạo ester.

đặc tính hấp thụ của dược chất

  • Tạo muối

Các dược chất là acid yếu và bazo yếu ít phân li, do đó ít hoà tan và ít được hấp thu trong đường tiêu hoá. Để tăng cường SKD của các dược chất đó, người ta thường dùng dạng muối dễ ion hoá.

Các tiểu phân muối acid yếu dễ tan trong nước, khi vào dạ dày lớp phân tử bề mặt tiểu phân sẽ nhanh chóng phân ly và hoà tan vào lớp nước bao quanh tiểu phân tạo ra một vùng micro pH (có pH 5 – 6) có tác dụng như một hệ đệm tăng cường sự khuếch tán của duợc chất. Các phân tử ion hoá từ lớp khuếch tán này khuếch tán nhanh vào môi trường dịch vị và kết tủa lại dưới dạng tiểu phân siêu mịn tạo ra BMTX lớn nên acid yếu nhanh chóng hoà tan lại và khuếch tán qua màng.

Tuy nhiên, có những trường hợp khi dùng dạng muối dễ tan lại gây tác dụng phụ. cho nên vẫn phải dùng dạng acid. Ví dụ như tolbutamid. khi dùng dạng muối natri do hấp thu nhanh nên dễ gây hạ đường huyết đột ngột trong giờ đầu. không có lợi cho người bệnh, trong khi đó. dạng acid giảm đường huyết đều đặn trong vòng 10 giờ. nên trong thực tế, người ta vẫn dùng tobutamid

Một số duợc chất có bản chất là acid yếu hoặc bazơ yếu khi tạo muối sẽ tăng độ tan như: acid ammosalicylic, acid nalidicic. acid salicylic. ampicilin. aspinn barbituric. clorphemramin. dextromethorphan, novobiocin, phenytoin erythromycin, quinin, sulíamid, thiamin…

mô hình dược động học của các dạng isulin

 

  • Tạo ester (các tiền thuốc)

Một số duợc chất được chuyển thành ester tạo ra các tiền thuốc (pro – drug) để tăng SKD. Ví dụ:

Erythromycin dễ bị phân huỷ ở dịch vị, khi chuyển thành ester với acid béo sẽ không tan trong dịch vị nên ít bị phân huỷ. Đến ruột, dưới tác động của esterase sẽ giải phóng trở lại erthyromycin gây tác dụng điều trị. Cloramphenicol dùng dưới dạng palmitat hay stearat ít tan nên giảm được vị đắng, vào ruột sẽ giải phóng trở lại cloramphenicol như trường hợp trên.

Prednisolon dùng dưới dạng natri hemisuccinat chậm tan, sẽ kéo dài được tác dụng của thuốc.

dược chất chuyển thành ester

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.