Các yếu tố sinh lí của người dùng thuốc ảnh hưởng đến sinh khả dụng

  • Các yếu tố sinh lí
    • Contents

      Tuổi:

Có hai đối tượng rất đáng quan tâm có sự khác nhau rất lớn so với tuổi chung từ 20 đến 60, đó là trẻ em và người cao tuổi, ở các độ tuổi này  thay đổi rất nhiều về các thông số dược động học như hấp thu, chuyển hoá

  • Trẻ sơ sinh và đang bú:

    phản ứng phụ sau khi tiêm phòng cho trẻ

Ở tuần đầu sau khi sinh, phản ứng của trẻ với thuốc đặc biệt nhạy cảm do đặc tính sinh lý riêng.

  • Về khuếch tán: do sự phát triển chưa ổn định, tính thấm của màng sinh học ở trẻ sơ sinh lớn hơn nhiều so với trẻ em nói chung và đặc biệt là so với người lớn. Vì vậy, nhiều thuốc có thể đi qua hàng rào hấp thu một cách dễ dàng và đến tuần hoàn chung gây quá liều và ngộ độc. Ngay cả các thuốc dùng tại cho cung được hấp thu vào máu (neomycin, hexachlorophen,…).
  • Về chuyển hoá: ở trẻ em, hệ men chuyển hoá chỉ được phát triển hoàn thiện sau 3 tháng tuổi. Vì vậy, khi hệ men chưa hoàn chỉnh thì việc chuyển hoá để hoạt hoá thuốc hoặc chuyển hoá để khử độc thuốc không thực hiện được. Vì vậy, nhiều thuốc trở nên rất nhạy cảm và dễ gây ngộ độc với trẻ sơ sinh (như barbituric, cloramphenicol, sulíamid,…).
  • Về thải trừ: chức năng các cơ quan thải trừ như gan, thận chưa hoàn thiện nên thuốc dễ tích luỹ gây quá liều. Chức năng lọc của thận chỉ ổn định ở trẻ 3 đến 14 tháng tuổi, cho nên sự thanh thải của thận ở trẻ đẻ non kém hơn trẻ 2 tuổi 5 lần. Các thuốc có thời gian bán thải dài (như kháng sinh) rất hay gây ngộ độc cho trẻ.
  • Người ta khuyên nên có chế độ liều đặc biệt cho trẻ sơ sinh (trong vòng 15

ngày tuổi) và trẻ đang bú (từ 15 ngày đến 30 tháng). Trên 30 tháng do hệ răng đã phát triển hoàn thiện, việc ăn uống gần như người lớn cho nên tính theo chế độ trẻ em nói chung.           I

Với trẻ sơ sinh và đang bú, trước hết phải tránh dùng thuốc. Nếu buộc phải dùng thuốc thì phải xem xét chế độ liều thật cẩn thận và cụ thể, không nên chỉ dựa vào các nguyên tắc tính liều chung, về mặt bào chế, cần phải nghiên cứu các dạng bào chế thích hợp cho độ tuổi này.

  • Người cao tuổi:

    thuốc cho người cao tuổi

Việc lão hoá kèm theo sự suy giảm chức năng của tất cả các cơ quan trong cơ thể.

Chức năng hấp thu giảm làm cho một số thuốc không đủ liều tác dụng tối thiểu.

Việc suy giảm chức năng gan dẫn đến phải cẩn thận trong việc sử dụng các thuốc chuyển hoá qua gan lần đầu.

Suy giảm chức năng thận kèm theo sự giảm thanh thải sẽ làm chậm việc thải trừ các thuốc như digoxin, sulíamid và dễ dẫn đến ngộ độc.

Việc suy giảm chức năng thị giác làm người cao tuổi khó đọc được nhãn thuốc hoặc tới giới thiệu thuốc hoặc chữ in trên viên thuốc, nang thuốc (thường được in cỡ chữ nhỏ) khó phân biệt được các loại thuốc có hàm lượng khác nhau. Người cao tuổi cũng khó nhớ chế độ liều, thời gian dùng thuốc, cách dùng thuốc do giảm trí nhớ.

Người cao tuổi cũng khó uống thuốc do giảm tiết nước bọt và chức năng nuốt nên hay bị sặc, bị nghẹn, nhất là khi uống thuốc viên, nang thuốc do viên thuốc to và nang thuốíc hay bị dính vào thực quản.

Hiện nay, nhiều loại thuốc được đóng gói khá chắc chắn để tránh trẻ em dễ lấy nhầm thuốc. Điều này trên thực tế lại gây khó khăn cho người cao tuổi khi phải tự dùng thuốc, vì sức yếu tay run nên họ lại rất khó mở bao bì để lấy thuốc.

Do tuổi thọ ngày càng được nâng cao nên tỉ lệ người cao tuổi trong xã hội ngày càng nhiều. Tuổi già thường gắn với bệnh tật cho nên đây là một đối tượng dùng thuốc đông đảo. Tuy nhiên, do có những đặc điểm riêng về sinh lý tác động đến quá trình dược động học, cho nên cần phải chú ý nghiên cứu các dạng bào chế thích hợp cho người già để đảm bảo SKD và đáp ứng lâm sàng của thuốc.

  • Có thai

    thuốc dành cho phụ nữ có thai

Có thai làm thay đổi hàm lượng nước trong tổ chức, có thể ảnh hưởng đến sự phân bố thuốc.

Phụ nữ có thai thường thiểu năng gan nhất thời do hormon sinh sữa. Do vậy phải cẩn thận khi dùng các thuốc phân huỷ ở gan, nếu không thuốc sẽ tích luỹ đến nồng độ gây độc, không những nguy hiểm cho người mẹ mà còn cả với thai.

ở phụ nữ có thai nhiều phản ứng khử độc giảm: Các quá trình oxy hoá, hydroxyl hoá giảm đi một nửa. Progesteron, pregnadiol ức chế men glucuronyltransferase làm chậm quá trình liên kết glucoronic.

  • Thể trọng

Khi thể trọng một người khác nhiều so với trị số trung bình thì các  của cơ thể có thể ảnh hưởng nhiều đến sự phân bố, tích luỹ thuốc. Một liều dược chất như nhau có thể sự phân bố tích luỹ khác nhau khá xa giữa những người có hình thể to nhỏ khác nhau dẫn đến tình trạng không đủ liều hay quá liều. Tuy nhiên, việc tính liều theo thể trọng nhiều khi cũng chưa tính hết đặc tính hấp thu thuốc. Thuốc thân dầu thường cố định trong các mô lipid; cho nên ở người béo nhiều mô mỡ, nồng độ thuốc tự do có thể thấp; trong khi đó, vối thuốc thân nước thì ngược lại các ngăn chứa nhiều nước sẽ kiểm soát quá trình khuếch tán, phân bố và thanh thải của thuốc.

Tính liều theo thể trọng cũng chưa tính đến các yếu tố tác động như hệ men, liên kết protein, recepor đặc trưng.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.