Các chất làm tăng độ nhớt của thuốc nhỏ mắt

Làm tăng độ nhớt của các thuốc nhỏ mắt bằng các polyme tan trong nước có tác dụng cản trở tốc độ rút và rửa trôi liều thuốc đã nhỏ vào mắt, kéo dài thời gian lưu thuốc ở vùng trước giác mạc, tạo điều kiện cho dược chất được hấp thu tốt hơn. Đối với hỗn dịch nhỏ mắt, tăng độ nhớt của môi trường phân tán còn giúp cho các tiểu phân dược chất phân tán đồng nhất hơn và ổn định hơn trong chất dẫn.

  • Contents

    Một số polyme thường dùng

Methylcellulose:

Có thể dùng với nồng độ 0,25% (loại có độ nhớt 4000 cps) và 1% (loại có độ nhớt 25 cps). Khi tăng nhiệt độ, độ tan của methylcellulose trong nước giảm và bị tủa lại, nhưng khi để nguội nó không hòa tan hoàn toàn trở lại như trước. Vì thế khi dùng methylcellulose để làm tăng độ nhớt của chế phẩm thuốc nhỏ mắt thì không nên tiệt khuẩn chế phẩm bằng nhiệt.

Methylcellulose

Hydroxypropylmethylcellulose:

Dùng với nồng độ 0,5% tạo ra dung dịch có độ nhớt từ lcps đến 30 cps tùy theo pH của dung dịch. Nó còn dùng để pha nước mắt nhân tạo với nồng độ 0,3%.

Hydroxypropylmethylcellulose

Alcol polyvinic:

Dùng với nồng độ 1,4% cho một dung dịch có độ nhớt khoảng 4 – 6 cps. Alcol polyvinic có nhiều ưu điểm hơn methylcellulose, nó tương thích với nhiều dược chất thường gặp trong thuốc nhỏ mắt. Các thuốc nhỏ mắt có alcol polyvinic làm tăng độ nhớt vẫn có thể lọc được nên có thể triệt khuẩn bằng cách lọc qua màng 0,22 pm hoặc bằng nhiệt ẩm.

Một số chất khác:

Dextran 70 (0,1%), polyvinyl pyrolidon (0,1-2%), polyethylen glycol 300 hoặc polyethylen glycol 400 (0,2 – 1%). Đối với một số dung dịch thuốc nhỏ mắt có được chất dễ bị thủy phân, người ta còn dùng propylen glycol hoặc polyethylen glycol ‘300 với nồng độ tới 30% lượng dung môi để ổn định được chất, đồng thời làm tăng độ nhớt của thuốc nhỏ mắt đem lại hiệu quả điều trị tốt mà không có biểu hiện kích ứng mắt.

  • Một số lưu ý khi sử dụng polyme

Một số dược chất như tetracain, dibutolin sulíat…, bị methylcellulose hấp phụ nên cản trở sự thấm được chất qua giác mạc. Các paraben cũng có thể tương kỵ với một số các hợp chất cao phân tử. Do vậy, phải nghiên cứu lựa chọn chất làm tăng độ nhớt một cách cẩn thận để tránh xảy ra tương kỵ.

Thuốc nhỏ mắt có thêm các chất làm tăng độ nhớt sẽ rất khó lọc qua màng lọc, hiệu suất lọc thấp, kéo dài thời gian lọc, nhất là khi phải lọc một lượng lớn dung dịch.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.