Bệnh nhân xơ vữa động mạch vành nên tăng cường dùng nếp cẩm

Nếp cẩm có công dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với những bệnh nhân tim mạch.

Một nghiên cứu mới của Mỹ vừa phát hiện gạo nếp cẩm – một loại lương thực khá phổ biến tại các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam – có công dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với những bệnh nhân tim mạch.

Gạo nếp cẩm

Cơm rượu nếp cẩm được làm từ loại gạo nếp cẩm lên men. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu.Nghiên cứu việc dùng nếp cẩm lên men cho bệnh nhân tim mạch, kết quả cho thấy tỷ lệ tái phát tai biến đối với số bệnh nhân này giảm 45% sau phẫu thuật tim mạch, tỷ lệ tái tạo mạch máu tăng khoảng 30%. Ở Việt Nam đã ứng dụng cao cơm nếp đen – tinh chế của nếp cẩm lên men, dùng trong sản phẩm Phama Cholesol có công dụng là phòng ngừa tai biến tim mạch và đột quỵ. Cao cơm nếp đen giúp điều hòa chuyển hóa mỡ máu, giảm cholesterol có hại và triglyceride, tăng cholesterol có lợi, có thể sử dụng lâu dài giúp ổn định và cân bằng lượng mỡ trong máu, ngăn ngừa các tai biến về tim mạch.

Giáo sư David Capuzzi thuộc Trung tâm Y tế Jefferson Myrna tại Philadelphia, Mỹ, đã nghiên cứu trong 5 năm với khoảng 5.000 bệnh nhân bị tai biến tim mạch ở độ tuổi từ 18 – 70 tại hơn 60 bệnh viện ở Trung Quốc. Số bệnh nhân này được cho dùng một loại thuốc có tên là XZK, được bào chế từ men của gạo nếp cẩm, chủ yếu chứa chất lovastatine và ergostesrol.

Kết quả sau 5 năm điều trị cho thấy, tỷ lệ tái phát tai biến tim mạch đối với số bệnh nhân này đã giảm 45%. Sau phẫu thuật thông mạch, tỷ lệ tái tạo mạch máu tăng khoảng 30%.

Việc sử dụng thuốc XZK đã giúp khoảng 33% số bệnh nhân tim mạch tránh khỏi tử vong. Đặc biệt, nếu so với số bệnh nhân tim mạch không được sử dụng, thì tỷ lệ tử vong trong số bệnh nhân được điều trị bằng loại thuốc trên thấp hơn khoảng 66%.

Bệnh nhân mạch vành

Theo giáo sư Capuzzi, kết quả thu được với thuốc XZK là rất đáng khích lệ, vì đây là một sản phẩm thuần
túy tự nhiên, ít gây phản ứng phụ, đồng thời không làm thay đổi huyết áp. Và vì thế, rất có thể trong thời gian tới, loại thuốc này sẽ được phổ biến trên thị trường.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.