Bệnh nhân xơ vữa động mạch vành nên điều chỉnh tâm lý lo lắng

Ở những bệnh nhân mạch vành bị những cơn đau tim nặng, đặc biệt là những bệnh nhân bị hoại tử cơ tim cấp tính thường nảy sinh tâm trạng lo lắng, bồn chồn, nôn nóng, căng thẳng.

Nguồn gốc của sự lo lắng, bất an này chính là sự lo sợ bệnh tật. Khi nhập viện, biểu hiện của người bệnh cũng không giống nhau. Có một số bệnh nhân đặc biệt quan tâm đến tình hình phát triển của bệnh, liên tục hỏi “lúc nào thì khỏi bệnh?”, “liệu có nguy hiểm đến tính mạng hay không?”. Một số khác thì luôn nằm trên giường bệnh, không thể hoạt động. Nếu không được trả lời hoặc không tìm được đối tượng cần hỏi thì thường bắt đầu rơi vào tâm trạng lo lắng bất an.

Bệnh nhân bệnh tim

Với bệnh nhân bệnh tim nói chung, tâm trạng lo lắng dễ làm ảnh hưởng đến bệnh tình, gây rối loạn cơ thể, chức năng của hệ thần kinh, tạo ra một số biến đổi về mặt sinh lý, ví dụ thở nhanh, huyết áp tăng, mạch đập liên hồi, độ dính của máu, nồng độ của cholesterol, glucose trong máu tăng, những biến đổi này đều gây nguy hiểm cho tim. Do vậy, bệnh nhân không chỉ điều trị hoàn toàn bằng thuốc mà còn phải tiến hành điều trị tâm lý, từng bước điều chỉnh được cảm xúc của mình, uốn nắn những biểu hiện tâm lý không tốt, đó chính là cách điều trị đồng thời cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để làm cuộc sống phong phú, vui vẻ hơn, làm cho tâm lý ổn định hơn. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số cách tiêu biểu:

  • Đọc sách: Đọc sách không chỉ làm tiêu tan phiền muộn, tăng kiến thức mà còn có thể khích lệ tinh thần, ý chí. Khi rỗi rãi nên đọc nhiều các loại sách phù hợp sở thích của mình, đặc biệt là các thể loại hài, giải trí, sách, như vậy vừa để giải trí, vừa mở rộng được kiến thức của bản thân. Ngoài ra, khi đọc sách chúng ta còn nhập tâm vào nhân vật và tâm trạng của tác giả, làm cho tình cảm phong phú hơn, phóng khoáng hơn. Các cơ quan trong cơ thể sẽ luôn giữ ở mức bình thường, đồng thời, mạch đập tốt hơn, huyết áp ổn định, khí huyết lưu thông.
  • Hình thành những sở thích cá nhân: Người bệnh nên hình thành cho mình những sở thích tốt như trồng và chăm sóc hoa, vẽ, thư pháp, câu cá, đánh đàn, sưu tầm tem… Khi bệnh nhân gặp phải một điều gì đó khó khăn trắc trở thì nên tạm thời gác công việc lại và quan tâm nhiều hơn đến sở thích của mình, điều đó không những làm giảm nhẹ áp lực, giúp tâm trạng thoải mái, làm đại não tỉnh táo hơn, mà còn có lợi cho việc giải quyết khó khăn đang mắc phải. Hơn nữa, những sở thích này còn góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên phong phú hơn, tình cảm được thăng hoa, giải tỏa những buồn phiền, lo lắng, giúp bệnh tình chuyển biến tốt.
  • Ít giận dữ: Nổi giận chính là biểu hiện xấu nhất có thể gây ảnh hưởng đến bệnh tình. Mỗi khi gặp chuyện không vui chỉ biết tức giận thì không những không giải quyết được vấn đề mà còn làm cho nó nghiêm trọng hơn. Số lần và mức độ tức giận có liên quan đến sự an toàn tính mạng của bệnh nhân tim mạch. Vì vậy, bệnh nhân cần phải học cách kiềm chế bản thân để giảm số lần tức giận, khi gặp bất cứ chuyện gì cần giữ được thái độ bình tĩnh để xử lý. Không nên miễn cưỡng bản thân mà thuận theo tự nhiên, không theo đuổi những gì quá xa vời, thiếu thực tế, càng không được nôn nóng, hấp tấp. Trong cuộc sống hàng ngày nên học cách giải phóng bản thân, thả lỏng mình, ngoài những lúc bạn nên nghe nhạc, đọc báo, đánh cờ, nói chuyện với bạn bè, học cách thích nghi với môi trường không thuận lợi.

Ngoài ra, người thân trong gia đình và các bác sỹ, y tá nên tùy vào tình hình cụ thể của bệnh nhân mà tiến hành những biện pháp trị liệu có hiệu quả. cần làm những việc sau đây.

Thứ nhất, phải bình tĩnh, kiên nhẫn tìm hiểu suy nghĩ của người bệnh, gặp tình huống bất ngờ không được hoang mang, không được dùng phương pháp mạnh để đe dọa, uy hiếp đối với bệnh nhân.

Thứ hai, tình cảm, tâm lý bệnh nhân ổn định rồi thì cần giúp họ đẩy nhanh tốc độ thích nghi với hoàn cảnh, môi trường, sự chăm sóc của bệnh viện. Chăm sóc họ chu đáo, dùng tình yêu thương động viên người bệnh, làm cho họ không còn thấy cô độc.

Ba là, có kế hoạch giúp bệnh nhân tìm hiểu những kiến thức có liên quan đến bệnh để họ có được những kiến thức phổ thông về bệnh và thiết lập mối liên hệ trách nhiệm với nhau, với bác sỹ để tiến hành điều dưỡng bệnh.

Như vậy, sự kết hợp giữa việc bệnh nhân chủ động điều chỉnh tình cảm, trạng thái tâm lý tiêu cực với sự giúp đỡ của gia đình và bác sỹ sẽ là động lực tinh thần thúc đẩy người bệnh kịp thời chuyển tâm lý sang trạng thái lạc quan tích cực, không nóng vội để tăng sự tự tin, chiến thắng bệnh tật.

Ngồi thiền

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.