Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Contents

Đây là một loại phẫu thuật tim thường được gọi là CABG. Phẫu thuật này tạo lại đường khác, hay “bắc cầu” cho máu quanh động mạch bị tắc để cải thiện dòng chảy của máu và oxy đến tim.

1. Tại sao phải thực hiện phẫu thuật này?

Các động mạch đưa máu đến cơ tim (động mạch vành) có thể bị đông lại thành mảng (một khối gồm chất béo, cholesterol và các chất khác tích tụ lại). Hiện tượng này có thể làm giảm tốc độ hoặc ngừng dòng chảy qua mạch máu của tim, gây ra cơn đau ngực hoặc cơn đau tim. Tăng lượng máu chảy vào cơ tim có thể làm giảm đau ngực và giảm nguy cơ đau tim.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

2. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành được thực hiện như thế nào?

Các bác sỹ phẫu thuật lấy ra một đoạn mạch máu khỏe mạnh từ một phần khác của cơ thể và tạo một đường vòng quanh phần bị tắc của động mạch vành.

Bắc cầu động mạch vành

Một động mạch được tách ra từ thành ngực và đầu còn lại được gắn vào động mạch vành ở dưới vùng bị tắc.

Có thể dùng một đoạn tĩnh mạch ở chân của bạn. Một đầu được khâu lại bên trên khu vực bị chặn và đầu kia của tĩnh mạch được gắn hoặc “bắc cầu” vào động mạch vành bên dưới khu vực bị chặn. Với cả hai cách, máu có thể đi qua đường dẫn mới để chảy vào cơ tim.

Một bệnh nhân có thể trải qua 1, 2, 3 hoặc nhiều lần phẫu thuật ghép mạch dẫn máu vào thành tim, tùy thuộc vào số lượng động mạch vành bị tắc.

Bắc cầu tim phổi bằng một máy bơm tạo oxy (máy tim – phổi) được dùng trong hầu hết các phẫu thuật ghép bắc cầu động mạch vành. Điều này có nghĩa là bên cạnh bác sỹ phẫu thuật cần có các thành viên khác bao gồm bác sỹ gây mê tim, các y tá phẫu thuật và bác sỹ truyền dịch (bác sỹ chuyên khoa truyền máu).

Trong một vài năm vừa qua, có nhiều bác sỹ phẫu thuật bắt đầu thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành không dùng bơm (OPCAB). Trong đó, tim vẫn đập trong khi ghép bắc cầu tại chỗ. Với một số thao tác sau phẫu thuật bắc cầu bệnh nhân, OPCAB có thể làm giảm chảy máu trong lúc mổ (và nhu cầu truyền máu), biến chứng thận và loạn thần kinh sau mổ.

3. Thao tác sau phẫu thuật bắc cầu?

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển đến giường bệnh thuộc bộ phận chăm sóc tăng cường phẫu thuật tim. Các thiết bị theo dõi nhịp tim và huyết áp liên tục theo dõi bệnh nhân trong 2 – 4 giờ. Người nhà có thể đến thăm. Các loại thuốc điều hòa tuần hoàn và huyết áp có thể được truyền qua tĩnh mạch.

Bệnh nhân có thể cảm thấy chếnh choáng, đau ở các vết rạch – ở cả ngực và chân, nếu đoạn mạch máu được lấy từ chân có thể bị sưng đau. Có thể dùng thuốc giảm đau nếu cần.

Bệnh nhân thường ở lại trong bệnh viện ít nhất 4 – 6 ngày và có thể lâu hơn. Trong thời gian này, một số xét nghiệm cần được thực hiện để đánh giá và theo dõi tình trạng của bệnh nhân.

Sau khi rời khỏi bệnh viện, bệnh nhân thường tham gia vào một chương trình phục hồi tim do bác sỹ giám sát. Chương trình này hướng dẫn các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng và những bài học quan trọng khác (ví dụ như về chế độ ăn uống và tập thể dục) giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe và lòng tin.

Các bệnh nhân thường được khuyên ăn thức ăn ít cholesterol và chất béo bão hòa và tránh chất béo chuyển hóa trong khi tăng hoạt động thể chất hàng ngày để giúp có lại sức dẻo dai. Các bác sỹ thường hay nói với bạn về việc khi nào là thời điểm tốt nhất để quay lại làm việc. Quyết định đó thường dựa trên loại công việc và mức đòi hỏi cố gắng sức lực.
khuyên bệnh nhân tuân theo một chế độ hoạt động tại nhà thường xuyên như làm việc nhẹ, đi ra ngoài ngắm cảnh, đi thăm bạn bè, tập leo cầu thang. Mục đích là giúp bệnh nhân trở lại với thói quen sinh hoạt bình thường, tích cực.

Giới thiệu Dược sĩ Lưu Anh 398 bài viết
Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội hệ chính quy. Trường Đại học Dược Hà Nội là ngôi trường đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm và uy tín hàng đầu.